Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Hiểm họa từ khai thác titan
(00:22:34 AM 18/06/2011)
Các chuyên gia của Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM đang tiến hành kiểm tra nguồn nước tại xã Hòa Thắng (Ảnh tư liệu của Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM)
Quy định một đằng, làm một nẻo
Theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, các công ty khai thác khoáng sản titan không được phép dùng nước biển pha loãng để tuyển quặng mà phải sử dụng nước ngọt. Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Thuận kết hợp với Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, các đơn vị khai thác đã dùng nước mặn để tuyển quặng nên gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm trong khu vực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong vùng.
Hiện việc tìm một giếng nước ngọt trong vùng dân cư này đã trở nên khó khăn do nguồn nước bị ô nhiễm bởi tác động của việc khai thác titan. Nhiều giếng nước gần nơi khai thác nổi lớp váng màu nâu đen, lợn cợn và bị nhiễm mặn.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thọ, Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, một trong những cán bộ trực tiếp tham gia khảo sát, nguồn nước hiện nay tại xã Hòa Thắng có chứa nhiều kim loại nặng như chì, cadmium, asen, kẽm, sắt... và đã được xác định nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các công trình khai thác.
Nguồn nước tại đây cũng xuất hiện khuẩn Ecoli (gây bệnh đường ruột, tiêu chảy...), nhưng chưa xác định được nguyên nhân xuất hiện có phải do khai thác titan hay không.
Nguy cơ cao khi mở rộng quy mô
Điều đáng lưu ý nhất là qua khảo sát này, các chuyên gia đã xác định được mức phóng xạ sinh ra từ các công trình khai thác titan ở đây cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể, phóng xạ alpha cao hơn từ 2,49 đến 10,35 lần; phóng xạ beta hơn từ 5,43 đến 10,35 lần; riêng phóng xạ gamma cao hơn từ 26-36 lần. Điều này rất đáng lo ngại bởi phóng xạ gamma có độ xuyên thấu cao và đi được khoảng cách dài hơn trong không khí.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thọ, phóng xạ là một loại sóng di chuyển trong không khí, con người sống và sinh hoạt trong vùng bị nhiễm xạ khó lòng tránh khỏi bị tác động, do đó vấn đề sức khỏe của người dân quanh công trình khai thác titan rất cần được đặt ra.
Thạc sĩ Nguyễn Thọ khẳng định do quy mô khai thác titan tại đây chưa lớn nên lượng phóng xạ phát tán còn ít, chưa đủ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đang sinh sống tại xã này.
Hiện tại, qua đo đạc thì cách nơi khai thác từ 50-100 m, mật độ phóng xạ đã giảm xuống rất nhanh. Khu vực khai khoáng thưa dân cư và nhà dân cũng chủ yếu sống khá xa vùng khai thác nên tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Thọ cảnh báo nguy cơ tiềm tàng khi quy mô khai thác titan ở đây được mở rộng.
Vì hiện tại theo khảo sát, trữ lượng titan ở Bình Thuận có thể lên đến 500 triệu tấn, trải dài trên diện tích 70.000 ha.
“Nếu quy mô khai thác được mở rộng, đặc biệt là tại những vùng đông dân cư hoặc khu phát triển du lịch, việc phóng xạ và những chất độc hại khác ảnh hưởng đến con người là điều khó tránh khỏi nếu không sớm có biện pháp ngăn ngừa”.
Rất độc hại cho sức khỏe
Theo BS Đồng Lưu Ba, chuyên Khoa Ung Bướu Bệnh viện Minh Anh-TPHCM, những kim loại được phát hiện qua khảo sát nguồn nước tại xã Hòa Thắng mà chúng tôi đã nêu là rất độc hại cho sức khoẻ. Chẳng hạn như asen (thạch tín) là một chất độc đối với hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ ung thư da ở người tiếp xúc lâu dài. Riêng cadmium và chì là hai trong số ba kim loại được các nhà khoa học đánh giá độc hại nhất với cơ thể con người (chất còn lại là thủy ngân). Cadmium là một chất phá hủy thận và làm tăng cao khả năng mắc phải ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi... Đây là chất có thể được sản sinh và tăng đột biến do các hoạt động như khai khoáng, luyện kim, làm pin, chạy lò phản ứng. BS Đồng Lưu Ba cũng cho biết việc tiếp xúc lâu dài với phóng xạ vượt quy chuẩn là một hiểm họa cho sức khỏe, vì làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư lên nhiều lần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...