Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Hệ thực vật vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn rất phong phú
(00:23:53 AM 18/06/2011)
Trồng rừng ngập mặn
Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên thực vật vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn cũng khá phong phú như cây nguyên liệu cho dệt chiếu và thảm; Cây chắn sóng gió bảo vệ đê…
Về nguồn lợi thuỷ sản, có sự khác nhau về thành phần, chất lượng tôm, cá giống theo mùa và theo địa điểm khu vực, thực vật nổi ưa ngọt nhiều ở cửa Đáy và thực vật nổi ưa mặn ở nhiều cửa Càn.
Vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn hiện nay được nghiên cứu sử dụng và mục đích kinh tế như nuôi trồng thuỷ hải sản. Những nơi thuận tiện có nước ngọt thì cải tạo để cấy lúa. Nơi có nước lợ được sử dụng để trồng cói.
Chủ yếu diện tích quai đê lấn biển mới chỉ nhằm vào mục đích trồng cói và cấy lúa. Chính vì lẽ đó, khi môi trường ven biển khắc nghiệt như thiếu nước ngọt không cấy lúa được, nhiều nơi cây cói mọc được nhưng - vì đất bị phèn, chua và mặn - năng suất thấp, dẫn đến tình trạng càng sản xuất càng lỗ vốn, do đó nhiều diện tích đất được quai đê lấn biển, song lại bỏ hoang.
Vì thế đã xảy ra mâu thuẫn với quy tắc bảo vệ hệ sinh thái cửa sông ven bờ là nơi ở của chim, thú, hải sản làm mất đi sự phong phú về giống loài của tự nhiên.
Theo các tài liệu khoa học, cứ một ha đầm tôm, phải để bốn ha rừng ngập mặn, hoặc diện tích đầm nuôi nhiều nhất cũng chỉ nên sử dụng khoảng 25% rừng ngập mặn mới đảm bảo cân bằng được hệ sinh thái.
Để có sản lượng cao cho một đầm tôm cần phải có biện pháp đồng bộ, chỉ cần thiếu một yếu tố nào đó có thể thất bại hoặc kém hiệu quả.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, điều kiện khí tượng thuỷ văn, nhiệt độ, hoạt động của thuỷ triều, hoạt động của mùa khô, mùa mưa của dòng sông Đáy và sông Càn và chất lượng nước như nồng độ muối, độ chua, cũng như hiện trạng của các đầm tôm hiện có ở bãi bồi ven biển Kim Sơn thay đổi hàng năm.
Hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các loại thuỷ sản thường đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dân ven biển đã chuyển vùng đất bãi triều giàu tiềm năng này thành nơi nuôi trồng thuỷ sản, thực chất không nhằm vào khai thác đất mà nhằm vào khai thác nước lợ, biến vùng nước lợ ven biển thành những khu đầm nuôi trồng hải sản (khởi phát từ năm 1986).
Công việc này mang tính tự phát, chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho một số gia đình và tạo ra được quá ít công ăn việc làm. Các bờ đầm được xây dựng vội vàng và do các chủ đầm tiến hành một cách độc lập, mang tính chắp vá, không theo quy trình về nuôi trồng thuỷ sản, nhiều bờ đầm trong vùng nối lại với nhau thành một bờ chắn phía ngoài một cách không chắc chắn, vì vậy việc rủi ro trước sóng bão là rất lớn.
Vùng đất bãi triều là một địa sinh thái non trẻ đang trong quá trình hình thành nên rất nhạy cảm. Việc quai đầm tự phát, chắp vá như trên đã biến một vùng đất rộng lớn luôn được lưu thông nước và được bồi tụ phù sa thành hệ thống ao khép kín.
Điều này làm cho hệ sinh thái trong các đầm phát triển không bình thường: sú, vẹt rụng lá và chết, rong và xác động vật chết ứ đọng trong đầm lâu ngày tạo ra sự ô nhiễm ngày càng nặng dẫn đến đầm bị thoái hoá, không thể tiếp tục nuôi được nữa.
Rừng ngập mặn bị phá hoạt, môi trường ven biển bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khí hậu vùng ven biển.
Dải ven biển huyện Kim Sơn có ba xã mới được thành lập ở sát biển trên các vùng đất mới khai hoang lấn biển, cuộc sống của cư dân gặp nhiều khó khăn, đời sống nghèo nàn, hoạt động sản xuất kinh doanh cha ổn định.
Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã này, tạo nên mô hình tốt để mở rộng ra nhiều xã trong huyện, đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển của toàn huyện cả trên phương diện kinh tế, đời sống cũng như an ninh quốc phòng.
Nuôi trồng, thuỷ hải sản là thế mạnh của vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhưng nay gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là về công tác quy hoạch và việc thực hiện các dự án trong vùng nuôi tôm cha hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế.
Lượng giống sản xuất tại chỗ, chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với yêu cầu sản xuất tại địa phương. Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân địa phương còn rất hạn chế, cha chấp hành nghiêm chỉnh lịch thời vụ, cho ăn không đúng kỹ thuật đã dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh tôm chết hàng loạt.
Hiện nay ở vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn còn gặp khó khăn, tỷ lệ gia tăng dân số cao (2,2%), tỷ lệ đói nghèo cao hơn các vùng khác, trình độ dân trí thấp, hạn chế đến khả năng tiếp thu và vận dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong nuôi thuỷ sản, cán bộ thì thiếu, hạ tầng cơ sở cha đáp ứng mục tiêu khai thác tổng hợp bãi bồi.
Sản xuất lúa chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp không mang tính chất sản xuất hàng hoá. Thị trờng tiêu thụ hàng cói mặc dù được mở ra theo hướng xuất khẩu nhưng chưa phải là ổn định.
Phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh tự nhiên. Hệ thống và quy trình quản lý nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều bất cập. Chính quyền quản lý chưa có chính sách đồng bộ thoả đáng để khuyến khích người sản xuất, bảo hộ người đầu tư cũng như bảo vệ môi trường.
Xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành nghề, giữa các phương thức sở hữu khác nhau, giữa các cấp quản lý khác nhau dẫn đến các khó khăn, thậm chí xung đột kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội chung cũng như từng ngành nghề trong vùng.
Vai trò chỉ đạo, hướng dẫn dân trong tổ chức, quy hoạch, hướng dẫn kỹ thuật của các cấp chính quyền địa phương còn yếu. Phân tầng xã hội giàu nghèo trong cộng đồng dân cư bãi bồi ngày càng định hình rõ với độ chênh lệch tương đối lớn về mức sống.
Hiện nay khai thác bãi bồi ven biển Kim Sơn cha thể coi là khai thác tổng hợp, bởi lẽ một số bất cập đáng lo ngại đã nảy sinh. Chất lượng môi trường đất và nước bị suy giảm do dịch chuyển đất trồng lúa, cói sang nuôi trồng quảng canh thuỷ sản một cách ồ ạt.
Rừng ngập mặn bị tàn phá, nhiều loài thuỷ sinh, động vật ven biển, cửa sông giảm đi đáng kể. Năng suất lúa, cói cha ổn định, nuôi trồng thuỷ sản bấp bênh.
Nhìn chung, hiện trạng khai thác sử dụng đất bãi bồi Kim Sơn còn manh mún, mang tính tiểu nông. Hiệu quả khai thác sử dụng bãi bồi chưa tương xứng với tiềm năng nguồn lực sẵn có, đồng thời đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.