»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:21:53 AM (GMT+7)

Hệ lụy từ việc khai thác vàng sa khoáng

(00:22:04 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Khu vực khai thác vàng sa khoáng ở Văn Bàn (Lào Cai) kéo dài suốt 80km dọc theo con suối Nậm Chăn đi qua địa phận 5 xã từ Minh Lương, Dương Quỳ, Thẩm Dương đến Hòa Mạc và kết thúc ở khu vực ngòi Nhù, xã Sơn Thủy; trong đó có nhiều đoạn, điểm khai thác chỉ cách trụ sở xã vài chục mét như xã Minh Lương, Dương Quỳ và Thẩm Dương.


Khai thác vàng ở Văn Bàn, Lào Cai. (Ảnh: Internet)

Đoạn suối ở khu vực này trước đó vẫn trong xanh, nhiều ghềnh thác tự nhiên là những bãi tắm và đánh chài lưới lý tưởng của người dân. Vậy mà từ khi công ty Êcotech đem máy móc thiết bị đến đào vàng, dòng suối đã biến dạng thay vào đó là những ụ đất cát, những hố nham nhở rộng trên 20m2, sâu chừng 4-5m.



Đào đãi vàng sa khoáng không chỉ làm biến dạng lòng suối mà còn khiến đất sản xuất và dân sinh ven suối bị sạt lở, cày xới bừa bãi, muốn trồng cây gì cũng phải bỏ nhiều công sức mới có thể phục hồi được mặt bằng, thậm chí có nơi bị mất hoàn toàn.



Suối Nậm Chăn - nơi cung cấp nước tưới cho hơn 1.000ha lúa nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân 5 xã phía Tây Nam huyện Văn Bàn đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm và biến dạng.



Trong số 80km mà công ty Êconêch được phép khai thác từ năm 2010 đến 2015, hiện sôi động nhất vẫn là khu vực xã Minh Lương và Dương Quỳ. Ngoài cát, sỏi, đoạn suối này có khá nhiều vàng sa khoáng. Từ tháng 10 năm 2010 trở lại đây, trên đoạn suối chưa đầy 10km nối giữa 2 xã có tới 12 xúc, tàu cuốc khai thác vàng sa khoáng.



Ðến đầu tháng 4/2011, trên dòng Nậm Chăn còn gần 20 phương tiện xúc, ủi, hệ thống sàng lọc đang hoạt động. Vào mùa khô, mực nước suối Nậm Chăn cạn nhiều, dòng chảy hẹp. Đây là cơ hội cho những người khai thác vàng sa khoáng đào bới nhanh và mạnh hơn bao giờ hết.



Trong quá trình khai thác vàng, các tàu hút lên cát sỏi và cát sỏi này qua máy sàng lọc lại trả về lòng suối. Mỗi ngày, một con tàu múc hàng nghìn gầu, nên đống cát sỏi thải ra như trái núi nhỏ giữa lòng suối nham nhở, đục ngầu.



Ở khu vực trung tâm xã Dương Quỳ và thôn Thầm Dương, một tàu khai thác vàng đổ sỏi làm dòng nước sông đổi hướng, quay ngoặt vào phía bờ đối diện, gây sạt lở đất, đe dọa sạt lở chân mố cầu vào mấy thôn nghèo phía đông của xã.



Không chỉ làm dòng chảy biến đổi và gây sạt lở khi mùa nước lên, việc khai thác vàng sa khoáng còn gây mất an ninh trật tự. Lợi dụng tàu nằm trên sông dễ có các tệ nạn xã hội, thậm chí công an khó có thể bắt nên có tàu đãi vàng đã tổ chức đánh bạc, hút chích.



Lao động trên tàu lương tháng trên dăm ba triệu đồng, không ít người đã nhẵn túi phải vay chủ tàu để rồi trở thành kẻ làm thuê không lương và không biết bao giờ mới có thể trả hết nợ. Không chỉ người làm thuê trên tàu, dân địa phương cũng bị cuốn vào cơn đỏ đen. Và thế là trâu, bò, ruộng nương trở thành tài sản thế chấp.



Ở suối đã vậy, còn vùng đầu nguồn là các xã Nậm Xây, Nậm Xé..., gần 10 năm nay người ta khai thác vàng trong lòng núi và dùng cyanua để tách vàng từ quặng. Quặng được nghiền, sau đó tuyển lấy phần giàu kim loại quý rồi xử lý bằng dung dịch natri cyanua (NaCN) hoặc kali cyanua (KCN). Vàng cùng với cyanua tạo thành phức chất tan trong nước.



Bằng phương pháp này có thể tách hầu như toàn bộ vàng ra khỏi các tạp chất. Phương pháp này rất rẻ nên một tấn quặng chỉ cần 1kg cyanua là có thể tách được toàn bộ kim loại quý. Tuy nhiên cyanua rất độc. Theo các nhà khoa học, nếu nước thải chứa cyanua chưa xử lý thải ra sông, suối sẽ làm thủy sinh không thể sống sót.



Chính vì thế, dòng suối Nậm Chăn xưa nay vốn nhiều tôm cá, ba ba đến thế, nay không thấy tăm hơi con vật nào sống nổi. Thế hệ con cháu cư dân dọc suối Chăn chỉ nghe khái niệm cá suối ngon như là một thức chuyện cổ tích.

Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hệ lụy từ việc khai thác vàng sa khoáng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI