»

Thứ bảy, 23/11/2024, 11:13:17 AM (GMT+7)

Hành động vì an ninh môi trường trên dãy Trường Sơn

(00:23:11 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 2” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức ngày 18 và 19/3 ở Hà Nội nhằm phối hợp hành động vì an ninh môi trường và phát triển bền vững.

Hội thảo, diễn ra trong hai ngày ở Khách sạn Công đoàn Hà Nội, sẽ xác định phạm vi và phân vùng nội bộ dãy Trường Sơn; Kiểm kê đa dạng sinh học dãy Trường Sơn; Hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn trên dãy Trường Sơn; Hướng tới một chiến lược quản lý tổng hợp Dãy Trường Sơn, v.v...


Hội thảo lần này có rất nhiều nhà khoa học, đại diện các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực tham gia, nhằm thu thập thông tin và trao đổi học thuật, tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học của toàn dãy Trường Sơn.

 

Đại diện ban tổ chức cho biết đến nay, ngoài các nhà khoa học ở các viên nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, còn có một số lượng đáng kể các đại biểu của các nước trong khu vực như CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia, Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Philipines và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF), Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN (ACB)…đăng ký tham dự.

 

Hầu như tất cả 19 tỉnh, thành phố nằm trong khu vực dãy Trường Sơn đều đăng ký cử đại diện tới hội thảo lần này.

 

Hội thảo cũng sẽ đưa ra những định hướng cho nội dung và tổ chức hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 3; Làm thế nào để tiếp cận và nhanh chóng giải quyết các nhiệm vụ bức xúc về bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng lãnh thổ đặc biệt này trong điều kiện phức tạp liên quan đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra.



Dãy Trường Sơn trên bán đảo Đông Dương


Dãy Trường Sơn đảm bảo an ninh nguồn nước; cung cấp nơi cư trú và văn hóa địa phương; hạn chế thiên tai như lũ lụt, trượt lở đất, xói mòn và bồi tụ đất đai; cung cấp các sản phẩm gỗ và phi gỗ; tạo ra chế độ khí hậu địa phương, qua đó tạo ra các nguồn gene quý, các tập đoàn giống cây trồng và vật nuôi bản địa, nguồn sinh vật thiên địch bảo vệ an toàn cho nông ngư nghiệp,...


Một số nghiên cứu gần đây, kể cả một số ý kiến của các nhà quản lý ở địa phương cho thấy, biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở Dãy Trường Sơn. Dãy Trường Sơn có vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thay thế trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu.


Dãy Trường Sơn tạo ra tính ì của nền khí hậu địa phương làm chậm các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu tạo ra. Thảm rừng trên Trường Sơn làm chậm và giảm nhẹ quá trình lũ lụt, làm hạn chế sự tàn phá của các cơn bão, làm chậm quá trình khô hạn hóa. Duy trì nguồn dược liệu tự nhiên quý giá, dự trữ quỹ gene và các loài thiên địch góp phần giảm nhẹ các bệnh dịch cây trồng, vật nuôi, kể cả sức khỏe cộng đồng do hiện tượng biến đổi khí hậu.


Dãy Trường Sơn có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt không chỉ ở quy mô khu vực mà trên toàn cầu. Tổ hợp các yếu tố lịch sử địa chất, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sự vận động của các luồng sinh vật, quy mô và cộng đồng bản địa quyết định bản sắc đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn là độc nhất vô nhị không chỉ trên bán đảo Đông Dương mà trên toàn cầu.

Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hành động vì an ninh môi trường trên dãy Trường Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI