Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Đầu tư vào tự nhiên tiết kiệm hàng nghìn tỷ dollar
(00:23:43 AM 18/06/2011)
Hơn một tỷ cư dân nghèo nhất trên trái đất phụ thuộc trực tiếp vào các vỉa san hô, rừng, cây đước, tầng ngậm nước và các dạng “vốn tự nhiên” khác để kiếm sống.
Báo cáo đưa ra một ví dụ về việc trồng lại gần 12.000 hectare (30.000 mẫu) cây đước ở miền nam Việt Nam năm ngoái. Chi phí ban đầu khoảng một triệu dollar nhưng sẽ tiết kiệm được phí tổn hàng năm để duy trì đê điều khoảng bảy triệu dollar.
Nếu các lãnh đạo trên thế giới không có hành động mau lẹ để ngăn chặn sự cạn kiệt đang tăng lên các nguồn này, kết quả có thể là nghèo đói, xung đột, tị nạn vì môi trường, nghiên cứu cảnh báo.
“Việc công nhận các giá trị mà môi trường tự nhiên mang lại cho xã hội phải trở thành một ưu tiên chính sách”, Pavan Sukdey, người đứng đầu báo cáo Kinh tế học về Hệ sinh thái&Đa dạng sinh học (The Economics of Ecosystems and Biodiversity - TEEB) được đưa ra ở Brussels, nói.
Các chính phủ thu được lợi nhuận kinh tế trong việc đánh thuế và các biện pháp khích lệ kinh tế khác để khuyến khích một sự chuyển đổi từ lợi nhuận ngắn hạn thông qua khai thác sang quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên dài hạn, theo báo cáo.
Đầu tư hàng năm khoảng 45 tỷ dollar vào mở rộng các khu bảo tồn trên đất liền và biển sẽ đảm bảo lợi nhuận khoảng bốn hay năm nghìn tỷ dollar một năm trong giai đoạn vài thập kỷ, Sukhdey nói.
Báo cáo đưa ra một ví dụ về việc trồng lại gần 12.000 hectare (30.000 mẫu) cây đước ở miền nam Việt Nam năm ngoái. Chi phí ban đầu khoảng một triệu dollar nhưng sẽ tiết kiệm được phí tổn hàng năm để duy trì đê điều khoảng bảy triệu dollar.
“Trong khi biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu phân nhánh địa phương, đa dạng sinh học là một tập hợp các vấn đề địa phương”, Sukhdey nói trong một bài phỏng vấn AFP.
Còn chưa đầy một tháng nữa là đến hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Đan Mạch) với mục tiêu đạt được một hiệp ước về biến đổi khí hậu quan trọng, việc tạo ra một vị trí đáng kể trong hiệp ước giành cho vấn đề rừng là là điều khẩn cấp nhất trong mười kiến nghị.
Rừng nhiệt đới nói riêng có thể đóng vai trò quan trọng gấp đôi trong việc giảm lượng khí nhà kính bẫy nóng trong khí quyển.
“Phá rừng chiếm khoảng 20 phần trăm phát thải khí nhà kính” khiến cho giảm phát thải trở thành một mục tiêu quan trọng, Sukhdey nói.
“Nhưng rừng cũng là cỗ máy làm dịu lớn nhất ngày nay bởi vì rừng đang giữ 15 phần trăm tổng số carbon dioxide chúng ta thải ra”, ông nói thêm.
Việc mở rộng khả năng thấm CO2 nguy hiểm sẽ cũng là một phần không thể thiếu trong các hiệp định khí hậu, ông nói.
Sau sử dụng không bền vững tài nguyên đất và biển, biến đổi khí hậu là nhân tố thúc đẩy lớn thứ hai gây thất thoát đa dạng sinh học và cái gọi là “dịch vụ sinh thái” mà loài người vắt kiệt từ tự nhiên.
Đầu năm nay, các quốc gia nhóm G20 tuyên bó giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các vỉa san hô nhiệt đới đã duy trì được cuộc sống của một tỷ người trên thế giới nhưng đang giảm dần sau khi nhiệt độ tăng gần một độ C, các nhà sinh học biển cho biết.
“Năm trăm triệu người sẽ phải được chăm sóc. Bạn sẽ làm gì nếu vấn đề này tác động đến bạn”, Sukhdey hỏi.
Một ưu tiên khác là tăng trợ cấp của chính phủ để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, điều sẽ phá hủy môi trường, theo báo cáo.
Báo cáo TEEB được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc hỗ trợ, được phát động bởi Ủy ban Châu Âu năm 2007 sau khi G8 và một số nền kinh tế lớn đang nổi khác kêu gọi có một nghiên cứu toàn cầu về vấn đề kinh tế của đa dạng sinh học.
Báo cáo tổng hợp cuối cùng sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2010.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.