»

Thứ tư, 30/10/2024, 02:26:30 AM (GMT+7)

Đất nước bé đi vì mất khoáng sản

(00:22:44 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng&An ninh, Thiếu tướng Trần Đình Nhã cho rằng, chính việc quản lý lỏng lẻo thời gian qua đã dẫn tới thất thoát khoáng sản, doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền tỷ để chạy giấy phép.

Cơ quan quản lý ngụy biện

 

Ông đánh giá thế nào về thực trạng quản lý và khai thác khoáng sản hiện nay?

 

Trong thời gian dài chúng ta đã buông lỏng. Bộ TN- MT có lực lượng quản lý cả ở T.Ư và địa phương. Sở TN- MT và chính quyền các cấp ở đâu mà để tình trạng khai thác bừa bãi như dư luận đã phản ánh thời gian qua. Tôi thấy các cơ quan quản lý cứ ngụy biện thôi. Giữ mấy mỏ khoáng sản mà làm không nổi thì giữ cái gì nữa.

 

Thật ra, chính quyền địa phương có lợi ích cụ thể ở đây. Thậm chí khai thác vàng, chỉ cần đến xã cho ít tiền là muốn đào gì, ở đâu cũng được. Một thời gian rộ lên việc khai thác cát xuất khẩu, cả cát biển và cát sông.

 

Cát xuất khẩu với giá rẻ mạt, làm cho đất nước mình bé dần đi, bởi đào cát xúc đi thì bị biển xâm thực,. trong khi các nước mua cát về để đổ lấn biển, làm rộng lãnh thổ ra. Sau đó, Chính phủ đã phải quyết định cấm xuất khẩu cát. Điều này cho thấy tầm nhìn của chúng ta trong khai thác khoáng sản là có vấn đề.

 

Tại phiên họp của UBTV Quốc hội, ông đã nói có doanh nghiệp sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để chạy giấy phép khai thác khoáng sản?

 

Đúng vậy. Hiện nay, các doanh nghiệp đều biết, nếu có một giấy phép khai thác là thu lợi nhuận lớn. Do vậy, có Cty chạy được rất nhiều giấy phép nhưng không khai thác nổi nên bán lại. Thậm chí, có những đơn vị sinh ra chỉ để chạy giấy phép, mặc dù không có khả năng khai thác.

 

Một số doanh nghiệp chỉ khai thác ban đầu rồi chuyển nhượng giấy phép. Bởi khai thác khoáng sản là lĩnh vực lãi lớn, gần như được nhà nước cho không. Lần này sửa đổi luật mới đặt ra việc phải đấu thầu khai thác khoáng sản. Theo tôi khai thác khoáng sản phải qua đấu giá quyền khai thác hết.

 

Nếu quản lý tốt, nhà nước sẽ thu thêm được nhiều tỷ đô la

 

Nhưng có đại biểu cũng lo ngại, đấu giá mỏ thì doanh nghiệp nước ngoài rất dễ nhảy vào khai thác tại những điểm trọng yếu?

 

Phải có quy định cụ thể trong luật, những khu vực không cho nước ngoài khai thác. Thực ra, nếu nước ngoài khai thác hiệu quả hơn và vẫn tuân thủ các quy định luật pháp Việt Nam, thì không quá lo ngại.

 

Đại biểu Đào Xuân Nay (Bình Thuận) khi thảo luận tại tổ cho biết, các giấy phép khai thác titan trên địa bàn tỉnh này đều đa phần từ T.Ư giới thiệu về chứ không phải địa phương cấp tràn lan, ông nghĩ sao?

 

Bây giờ phải kiểm điểm xem tại sao như vậy. Hiện nay đi xe đẹp nhất, giàu nhất là mấy ông khai thác khoáng sản. Cũng như buôn bán đất đai, bây giờ nhảy vào lĩnh vực khoáng sản là ăn nhất. Tôi nghĩ bàn luật khoán sản phải làm kỹ như Luật Đất đai.

 

Những lỗ hổng chúng ta đã thấy, vậy Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã khắc phục được những sơ hở này chưa, thưa ông?

 

Một số quy định vẫn chưa chặt chẽ. Ví như, cơ chế cấp phép mỏ vẫn còn. Quy định đấu thầu mỏ chưa rõ ràng. Hiện nay cấp phép mỏ dễ dãi nên doanh nghiệp chuyển nhượng giấy phép nhiều lần mà vẫn được cấp lại. Điều này đồng nghĩa nhà nước thất thu quá lớn. Nếu quản lý tốt thì chắc chắn chúng ta sẽ thu được thêm nhiều tỷ đô la nữa từ khoáng sản, đỡ phải đi vay nợ nước ngoài.

 

Haf Nhân/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đất nước bé đi vì mất khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI