»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:57:00 AM (GMT+7)

Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn gắn chặt với an ninh môi trường

(00:23:09 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn gắn chặt với an ninh môi trường bởi nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước; cung cấp nơi cư trú và văn hóa địa phương; hạn chế thiên tai như lũ lụt, trượt lở đất, xói mòn và bồi tụ đất đai, TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE), phát biểu tại hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 2” do VACNE tổ chức ngày 18 và 19/3 ở Hà Nội.

Trường Sơn đã tạo ra các nguồn gene quý, các tập đoàn giống cây trồng và vật nuôi bản địa, nguồn sinh vật thiên địch bảo vệ an toàn cho nông ngư nghiệp.Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn còn là bảo tồn giá trị đa dạng văn hóa bản địa.

 

Đặc biệt, dãy Trường Sơn còn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng hạn chế sự biến đổi khí hậu. Nó tạo ra tính ì của nền khí hậu địa phương và làm chậm các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu.

 

Cụ thể thảm rừng trên các dãy núi của Trường Sơn sẽ làm chậm và giảm nhẹ quá trình lũ lụt, hạn chế sự tàn phá của các cơn bão lũ, làm chậm quá trình khô hạn.

 

Nó duy trì nguồn dược liệu tự nhiên quý giá, dự trữ quỹ gen và các loài thiên địch góp phần giảm nhẹ các bệnh dịch cây trồng, vật nuôi, kể cả sức khỏe cộng đồng, khi khí hậu có biến đổi.

 

Hoạt động nâng liên tục của nền địa chất hiện đại trong phạm vi Trường Sơn (trừ các vùng cửa sông) đang góp phần giảm thiểu hay thậm chí triệt tiêu hiểm họa nước biển dâng cao ở nhiều địa phương khu vực ven biển Miền Trung.

 

Nhân hội thảo này, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, thay mặt lãnh đạo VACNE, thông báo việc VACNE khởi xướng việc tổ chức sự kiện bảo tồn cây di sản Việt Nam, tôn vinh những cây cổ thụ có giá trị về khoa học, cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử, nhằm mục tiêu góp phần bảo vệ các nguồn gene cây tiêu biểu của Việt Nam, thiết thực hưởng ứng Năm Đa dạng Sinh học 2010 và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 

Theo nhóm nhà khoa học thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, cây di sản Việt Nam sẽ là cây gỗ hoặc cây thân gỗ, đơn lẻ hoặc quần thể mọc tự nhiên hoặc được trồng, sống trên 100 tuổi, có một trong những giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, cảnh quan, môi trường, văn hoá, lịch sử, khoa học, v.v…

 

Trên thế giới, Singapore là quốc gia tiên phong trong phong trào bảo vệ cây di sản. Một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, v.v…, cũng đã tổ chức xây dựng danh mục cây di sản.

Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn gắn chặt với an ninh môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI