Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Đa dạng sinh học – Đang ở đỉnh điểm về tổn thất loài
(00:23:21 AM 18/06/2011)
Loài người đang phá hủy mạng lưới các sinh vật sống bao gồm hệ thống duy trì sự sống của chúng ta. Các lãnh đạo thế giới không thể nói họ không biết điều gì đang diễn ra: 123 quốc gia đã hứa có hành động khẩn cấp năm 2003 nhưng chỉ hành động khiêm tốn để ngăn chặn xu hướng gia tăng các loài bị tuyệt chủng được gọi là sự tuyệt chủng hay khủng hoảng đa dạng sinh học.
Các chuyên gia cho rằng loài ếch Darwin của Chile có thể đã tuyệt chủng vì không ai nhìn thấy chúng kể từ năm 1978.
Khoa học gần đây đưa ra dẫn chứng bằng tài liệu rằng các loài đang rơi vào tình trạng tuyệt chủng nhanh gấp 1000 lần do hoạt động của con người trong đó 35 đến 40 loài đang biến mất mỗi ngày không bao giờ thấy lại.
“Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở mức độ nghiêm trọng tương tự như bảo vệ khí hậu”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong bài phát biển ở Berlin tại cuộc phát động chính thức về Năm Đa dạng Sinh học Quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Trong khi vấn đề khí hậu được nhấn mạnh năm 2009, năm nay sẽ là một năm hành động toàn cầu về đa dạng sinh học, Ahmed Djoghlaf, Thư ký Điều hành Hiệu định về Đa dạng Sinh học (CBD) nói.
Một phần hành động diễn ra vào tháng 10/2009 khi 193 quốc gia ký Hiệp định về Đa dạng Sinh học đưa ra mục tiêu giảm tổn thất đa dạng sinh học và chiến lược để thực hiện điều đó với hi vọng có một thỏa thuận ràng buộc về các mục tiêu giảm tổn thất đa dạng sinh học trong 10 năm tới tại Hội nghị các bên (COP) tại Nagoya, Nhật Bản.
Trước đó, CBD sẽ phát hành cuốn Triển vọng Đa dạng Sinh học Toàn cầu 3 vào Tháng Năm, một đánh giá về tình trạng đa dạng sinh học hiện tại và những viễn cảnh tương lai.
Ít người nhận thức được rằng đa dạng sinh học không chỉ là cứu các vật nuôi dễ thương và các chú chim xinh đẹp. Bảo tồn đa dạng sinh học có nghĩa là bảo vệ các hệ sinh thái cung cấp cho loài người lương thực, cấu trúc mô, nước và không khí sạch.
Trong một trăm năm qua, loài người đã phá hủy tàn bạo các tài sản thiên nhiên này thông qua các hành động phá rừng, đánh bắt cá quá mức và gần đây là qua ô nhiễm và phát thải khí nhà kính.
Một số chuyên gia tin tưởng rằng ít nhất nửa số đất và đại dương trên hành tinh cần được bảo vệ đầy đủ.
“Đã đến lúc cấp bách phải có hành động ngay lập tức để bảo tồn đa dạng sinh học. Gần nửa diện tích rừng thế giới và khoảng một phần ba các loài trong rừng đã biến mất trong ba thập kỷ qua”, Isaac Rojas, điều phối viên của Chương trình Rừng&Đa dạng Sinh học tại Tổ chức Quốc tế Những người Bạn của Trái đất có trụ sở ở San Jose, Costa Rica, nói.
Rojas cảnh báo rằng việc bùng nổ các đồn điền cây độc canh ở bán cầu nam là một đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học.
“Các đồn điền kông phải là rừng, chúng chủ giống như sa mạc, chỉ xanh”, ông nói.
Indonesia và Malaysia đưa ra những ví dụ điển hình. Những nước này có tỷ lệ phá rừng cao nhất thế giới do chuyển đổi hàng loạt rừng thành các đồn điền cây dầu cọ rộng lớn để đáp ứng thị trường dầu diesel sinh học đang tăng nhanh và sinh lợi, theo một nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc vào Tháng 10/2009.
Hệ thống kinh tế hiện tại thúc đẩy tư hữu hóa, tự do thương mại và xuất khẩu đang làm tăng tổn thất đa dạng sinh học, Rojas nói.
Pavan Sukhdev, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới, đồng ý “Chúng ta không thể tiếp tục quản lý hành tinh này nếu chúng ta tiếp tục coi vào lợi ích công và sự giàu có chung kém quan trọng hơn lợi ích riêng”.
Bảo vệ và đầu tư vào “cơ sở hạ tầng tự nhiên” tạo nên ý nghĩa kinh doanh hoàn hảo, chỉ khi bảo vệ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng xây dựng được thực hiện, nhà kinh tế Pavan Sukhdev, người đứng đầu sáng kiến Kinh tế trong Hệ sinh thái&Đa dạng Sinh học (TEEB) được Liên Hợp Quốc và một số quốc gia ủng hộ, nói.
Tuy nhiên sự đảo ngược đang diễn ra. Cơ sở hạ tầng tự nhiên đang bị phá hủy bởi các hoạt động của con người.
“Năm 2010 sẽ là một cơ hội hiếm có để bảo tồn tự nhiên và khả năng giải quyết với vấn đề biến đổi khí hậu của tự nhiên, Jane Smart, Giám đốc Nhóm Bảo tồn Đa dạng Sinh học tại Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), nói.
Rừng, cỏ biển, cây đước, đầm lầy, vùng đất than bùn có thể hấp thụ carbon và đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ khí hậu.
“Cần có một tầm nhìn lớn. Tại sao không có một nền kinh tế xanh dựa trên các giải pháp dựa vào tự nhiên?”, Djoghlf kết luận, “Năm nay sẽ là một năm thực sự thú vị.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.