Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
“Bó tay” với nạn khai thác cát lậu?
(00:22:36 AM 18/06/2011)
Vận chuyển cát khai thác trái phép trên sông (ảnh: Lê Việt Nhân)
Trên sông Văn Úc, tại nhiều khúc sông thuộc các xã: Chiến Thắng, Tân Viên, (huyện An Lão), hay lên đến xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng), hàng chục con tàu có sức chứa vài trăm m3 dàn hàng ngang giữa lòng sông vô tư hút cát. Trên sông Lạch Tray thuộc địa phận các xã Trường Thọ và Bát Trang (huyện An Lão) hoạt động khai thác cát trái phép cũng diễn ra sôi động không kém.
Theo quan sát của phóng viên, trung bình mỗi ngày tại các khu vực này đều có vài chục lượt phương tiện trong đó chủ yếu là tầu xà lan trọng tải từ vài chục đến vài trăm tấn tiến hành khai thác. Ước tính, mỗi ngày có hàng vạn mét khối cát bị khai thác trái phép. Hàng vạn khối cát được các chủ phương tiện hút lên từ dưới lòng sông mỗi ngày được chở đi san lấp ao, hồ, đầm của nhân dân và mặt bằng tại nhiều dự án hoặc làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, việc khai thác cát trên sông cần phải được tính toán rất kỹ về dòng chảy, vị trí để từ đó xác định khối lượng, phạm vi và thời gian khai thác. Khai thác cát mà không được quy hoạch sẽ làm thay đổi kết cấu dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, đất đai canh tác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường 2 bên bờ sông, các công trình trên sông, đời sống người dân ở dọc đê. Khai thác cát vào mùa cạn, sẽ làm cho mực nước xuống thấp, ảnh hưởng đến việc bơm - hút thủy lợi, giải quyết hạn hán. Tại những nơi có việc khai thác cát trái phép, tre chắn sóng và ruộng lúa ven đê của bà con nông dân đã biến mất, nhiều đoạn đê bị rạn nứt.
Dù biết hậu quả khôn lường của việc khai thác cát nhưng chính quyền xã bất lực, ông Lương Xuân Quý, Chủ tịch xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo) cho biết: Các đối tượng khai thác cát trái phép hàng ngày hoạt động công khai, ngang nhiên. Bọn chúng thường cho tàu đậu, đỗ giữa lòng sông rồi luồn ống vào trong bờ hút cát, khi thấy chính quyền địa phương xuất hiện các đối tượng này đồng loạt rút ống rồi dạt sang bên sông thuộc địa phương khác. Trong khi lực lượng mỏng, phương tiện thiếu nên khi tiếp cận được đối tượng thì không còn đủ chứng cứ.
Cũng trong tình cảnh “bất lực” như ở xã Giang Biên, ông Phạm Văn Chiến, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Hưng cho biết, các đối tượng khai thác cát trái phép gần như thách thức với người dân và chính quyền. Đến nay, sau thời gian dài diễn ra tình trạng này nhưng mới chỉ xử lý được 2 tàu, xử phạt hành chính với mức 10 triệu đồng mỗi tàu. Tuy nhiên, để “bắt quả tang” được một vụ thì phải tập trung lực lượng, phương tiện mật phục thời gian dài. Đến khi bắt giữ được đối tượng rồi lại phải xin ý kiến xử lý của huyện vì cấp xã không đủ thẩm quyền.
Theo ông Ông Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Bảo, để hạn chế tình trạng khai thác cát, chính quyền cần phải quy hoạch khu vực khai thác cát đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng và phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn chặn vấn nạn này. Ông Đào Văn Tần, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Lão cũng có ý kiến: ngoài khoanh vùng khai thác cát theo quy hoạch thì các cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ việc quản lý phương tiện vì trong thực tế, nhiều phương tiện không được cấp phép và đăng ký, đăng kiểm vẫn tham gia khai thác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...