»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:13 AM (GMT+7)

Bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu

(00:23:45 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ở Việt Nam - một trong những nước được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu – có lẽ vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học cần phải được quan tâm triệt để.

 

 

Ấm nóng toàn cầu ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài

 

 

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đa dạng sinh học (ĐDSH) đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gây ra tình trạng suy thoái môi trường trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi thế giới phải hành động nhanh chóng hơn bao giờ hết.


 

Trong thiên nhiên, ÐDSH, nhất là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, là nơi chủ yếu tích luỹ trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra, để tạo thành chất hữu cơ. Trong khi đó, chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở rộng chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, đô thị.


 

Sự tàn phá rừng, không những gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lư­ợng khí CO2 phát thải vào khí quyển, góp phần làm cho BÐKH toàn cầu tăng nhanh.


 

Như­ vậy, sự giảm sút ÐDSH, nhất là giảm sút diện tích rừng, đã thúc đẩy sự gia tăng BÐKH toàn cầu nhưng, ngư­ợc lại, sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh h­ưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và ÐDSH.


 

Ngoài những tư­ liệu về sự thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (IPCC) đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ trái đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặc điểm đó của trái đất, đến nơi sống của các loài sinh vật và đến sự phát triển kinh tế của chúng ta.


 

Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ trái đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6 độ C làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nư­ớc biển dâng lên.


 

Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hư­ởng ngày một sâu, rộng đến các hệ sinh thái. Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: Nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía bắc và lên cỏc vùng cao hơn; nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư­ sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều.


 

Chúng ta cũng biết rằng, các loài sinh vật muốn phát triển một cách bình th­ường cần phải có một môi trường sống phù hợp, tư­ơng đối ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nư­ớc... và cộng đồng các loài sinh vật trong nơi sống đó.


Chỉ một trong những nhân tố của môi trư­ờng sống bị biến đổi, sự phát triển của một loài sinh vật nào đó sẽ bị ảnh hư­ởng, thậm chí có thể bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít.


Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lư­ợng khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,8 độ C đến 6,4 độ C vào năm 2100, lượng mư­a sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực n­ước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó l­ường tr­ước được cả về tần số và mức độ.


 

N­ước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập n­ước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt.


 

Tại những vùng mà BÐKH làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và có thể gây ảnh h­ưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nư­ớc.


 

Tất cả những hiện t­ượng đó đều ảnh h­ưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số ng­ười dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.


 

Cũng phải nói thêm rằng, nhiệt độ trái đất tăng/giảm, hay mực n­ước biển dâng lên có thể ảnh hư­ởng đến sự sống của các sinh vật, như­ng tác nhân chính của sự BÐKH là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trư­ờng do ảnh h­ưởng của BÐKH gây ra cùng một lúc, tác động lên sinh vật như thiếu thức ăn, ô nhiễm n­ước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái, gây tử vong đến con ngư­ời đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề.

 

Chưa có nghiên cứu về lĩnh vực đa dạng sinh học

 

da[-]dang[-]sinh[-]hoc

Việt Nam có nguồn động vật vô cùng đa dạng

Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác động lên ÐDSH, nguồn tài nguyên quý giá của đất n­ước nhưng chúng ta cũng chư­a nghiên cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc.

 

 

Rồi đây trái đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nư­ớc biển cũng sẽ cao hơn. Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như­ ở quần đảo Maldavies, Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chúng ta có thể dự báo hậu quả của BÐKH sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng trong cả n­ước.

 

 

Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh.

 

 

Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

 

 

Mực nư­ớc biển dâng lên cùng với c­ường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của n­ước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó.

 

 

Khi mực n­ước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nư­ớc có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; n­ước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nư­ớc ngọt, ảnh hư­ởng đến nguồn nư­ớc ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng.

 

36 khu bảo tồn, trong đó có tám vư­ờn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập (theo kết quả đánh giá của Trung tâm quốc tế về quản lý môi trư­ờng).

 

 

Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thư­ơng. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ n­ước biển tăng, đồng thời mư­a nhiều làm cho n­ước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra.

 

Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm (Thông báo Quốc gia lần thứ nhất).

 

 

Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế - xã hội, đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.

 

 

Biến đổi khí hậu, với các hệ quả của nó như­ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lư­ợng cá thể ít, cũng vỡ thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh (Thông báo quốc gia lần thứ nhất).

 

 

GS. Võ Quý
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI