Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
97 địa điểm ở Kiên Giang cấm khai thác khoáng sản
(14:46:30 PM 30/12/2013)Núi Bà Tài là một trong 97 điểm cấm khai thác
Theo đề án, khu vực cấm hoạt động khoáng sản là khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; khu vực đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc quy hoạch đất rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; khu vực quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng – an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.
Còn khu vực tạm thời cấm là dựa theo các yêu cầu về quốc phòng – an ninh; bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được xem xét công nhận hoặt phát hiện trong quá trình thăm dò khoáng sản và khu vực phòng, tránh, khắc phụ hậu quả thiên tai.
Cụ thể, núi đá vôi cấm khai thác tại các mỏ: Núi Đá Dựng, Thạch Động, Ba Hòn, Chùa Hang, Hòn Phụ Tử - Đá Lửa, núi Bà Tài, hòn Lô Cốc, Hang Tiền, núi Bãi Voi, hang Cây Ớt, mỏ đá vôi cạnh núi Sơn Trà… Đá xây dựng cấm khai thác tại các địa điểm: Hòn Me, Hòn Đất, Hòn Tre… Và than bùn cấm hoàn toàn tại huyện U Minh Thượng.
Hiện tại về hoạt động khai thác đá vôi để làm xi măng chỉ tính riêng tại quần thể núi đá vôi huyện Kiên Lương có tám công ty được cấp phép khai thác. Trong đó lớn nhất là Công ty liên doanh xi măng Sao Mai được cấp phép khai thác tại các núi: Khoe Lá, Bãi Vôi, Cây Xoài với tổng trữ lượng được phép khai thác trong vòng 50 năm lên tới 130,2 triệu mét khối, công suất khai thác trung bình 2,5 triệu khối/năm.
Kế tiếp là Công ty xi măng Hà Tiên II khai thác núi Trầu và núi Còm với tổng trữ lượng 32,3 triệu mét khối, công suất 1,7 triệu khối/năm… Ngoài ra, các công ty xi măng đều được phép khai thác thêm các mỏ đất sét cũng để làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
Hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua đã góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Kiên Giang, nhưng những hệ lụy của việc khai thác nguồn tài nguyên này là không nhỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.