»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:45:00 AM (GMT+7)

​Lấy mẫu phân tích ô nhiễm sau sự cố đập chứa bùn thải

(21:00:52 PM 12/03/2017)
(Tin Môi Trường) - Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu đất, nước tại khu vực vỡ đập bể chứa chất thải quặng của Xí nghiệp khai thác thiếc Suối Bắc (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) để phân tích mức độ ô nhiễm.

[-]​Lấy[-]mẫu[-]phân[-]tích[-]ô[-]nhiễm[-]sau[-]sự[-]cố[-]đập[-]chứa[-]bùn[-]thải 

Toàn cảnh bể chứa bùn thải của xí nghiệp khai thác thiếc Suối Bắc bị vỡ - Ảnh: Doãn Hòa

 
Cá chết hàng loạt, người dân lo lắng
 
Trưa 12-3, sau gần ba giờ đồng hồ vượt hơn 10km đường rừng dốc dựng đứng từ quốc lộ 48C ở xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp) chúng tôi mới tiếp cận được hiện trường sự cố vỡ bể lắng chất thải quặng của Xí nghiệp khai thác thiếc Suối Bắc, thuộc Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh.
 
Trung tâm khai thác, sản xuất thiếc này nằm trên núi Lan Toong, độ cao hơn 550m so với mực nước biển.
 
Sau khi xảy ra sự cố vỡ bể lắng, xí nghiệp này đang cho hai chiếc máy ủi để gia cố lại khu vực đê chắn bị sụt, lún.
 
Theo quan sát của Tuổi trẻ, lượng nước thải trong bể chứa chính đã chảy hết ra ngoài, chỉ còn lại lớp bùn đặc quánh trên mặt, số khác đã khô, bốc mùi diêm sinh rất khó chịu.
 
Ông Lăng Thế Mỹ, phó chủ tịch UBND xã Châu Thành, cho biết khoảng 6g ngày 9-3, người dân phát hiện trên suối Bắc xuất hiện nhiều bùn đen, nước thải màu vàng nên xã đã cử đoàn kiểm tra xác định nguồn gốc thải ra bùn đen là thân đập chứa bùn thải của xí nghiệp thiếc Suối Bắc bị vỡ.
 
“Từ ngày công ty khai thác thiếc trên đỉnh núi làm dòng suối thay đổi, không còn tôm, cá. Dân bản ở đây đều không dám sử dụng nước suối mà phải lấy từ các khe trên núi về để sinh hoạt hằng ngày. Sự cố vỡ đập bùn thải làm chúng tôi lo lắng nguồn nước bị ô nhiễm hơn”, ông Mỹ nói.
 
Liên tiếp trong ngày 10-3 và 11-3, người nuôi cá tại các xã Châu Thành, Châu Cường, Châu Quang bất ngờ thấy cá nổi trắng dọc khe suối và ao cá của gia đình.
 
Chị Lô Thị Dậu,  bản Quang Hương, xã Châu Quang, kể lại, do sáng 9-3 thấy nước suối tràn về nhiều nên chị mở cống để lấy nước vào thì ngày hôm sau toàn bộ cá trong ao nuôi của gia đình đều bị chết chưa rõ nguyên nhân. Chị Dậu phải ngậm ngùi vớt hơn 60kg cá sắp đến kỳ thu hoạch để đem chôn mà không dám ăn.
 
Không riêng gì gia đình chị Dậu, hơn 10 hộ dân trong bản Quang Hương nuôi cá lấy nước trực tiếp từ suối đều xảy ra hiện tượng cá chết.
 
[-]​Lấy[-]mẫu[-]phân[-]tích[-]ô[-]nhiễm[-]sau[-]sự[-]cố[-]đập[-]chứa[-]bùn[-]thải
Lượng nước thải trong bể chứa chính đã chảy hết ra ngoài, chỉ còn lại lớp bùn đặc quánh trên mặt, bốc mùi diêm sinh rất khó chịu - Ảnh: Doãn Hòa
 
Khẩn trương khắc phục sự cố
 
Theo báo cáo ban đầu của Công ty cổ phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh, nguyên nhân vỡ đập là do có vị trí nước ngầm dưới chân đập; lượng bùn thải tràn ra ngoài khoảng 100m³.
 
Tuy nhiên, qua kiểm tra xác định, lượng bùn thải trong đập chứa khi vỡ có khoảng 1000m³; lượng bùn thải bị tràn ra suối Bắc khoảng 200m³…
 
Điều khiến hàng trăm người dân sống dọc theo suối lo ngại là trong bùn thải, nước suối có bị nhiễm kim loại nặng hay không.
 
Sáng 12-3, đoàn công tác Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu tại đất và nước tại nơi xảy ra vỡ đập và dọc khe suối chảy qua địa bàn 3 xã Châu Thành, Châu Cường và Châu Quang.
 
Nằm ở lưng chừng núi và được phê duyệt để chứa khoảng 10.000m³ bùn thải nhưng thân đập chắn chỉ được đắp sơ sài bằng đất, không được gia cố bằng bê tông hay đá.
 
Hiện tại, phần thân đập còn lại cũng xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn khiến nguy cơ sạt lở tiếp tục tăng cao nếu thời tiết có mưa.
 
Tạm đình chỉ khai thác
 
Ông Hồ Lê Ngọc, Bí thư huyện ủy Quỳ Hợp, cho hay phía huyện đã tạm đình chỉ hoạt động của Xí nghiệp thiếc Suối Bắc; lập đoàn kiểm tra hệ thống đập chứa chất thải để có đánh giá chính xác về thực trạng, qua đó yêu cầu công ty này phải có giải pháp xử lý theo hướng bền vững, nếu không sẽ đề nghị tỉnh đình chỉ khai thác, thu hồi giấy phép.
 
Chiều 12-3, tại cuộc họp giữa các bên liên quan để xác định trách nhiệm sau sự cố vỡ đập chứa bùn thải, Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Nghệ An yêu cầu Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh phải khắc phục những tác động về môi trường trước ngày 31-3.
 
Dự kiến khoảng bảy ngày nữa sẽ có kết quả phân tích mẫu đất và nước.
 
Nếu những thiệt hại của nhân dân về nuôi trồng thủy sản, sản xuất được xác định do sự cố vỡ đập chứa bùn thải thì công ty này phải thực hiện việc bồi thường.
 
Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Nghệ An cũng khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thủy sản bị chết sau khi xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn thải.
 
Đặc biệt, với nguồn nước các khe suối hạ nguồn nơi vỡ đập, tuyệt đối không nên sử dụng vì nguy cơ nhiễm các kim loại nặng.
 
Ông Vi Thanh Tường, phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, cho rằng bể chứa chất thải sau khi tuyển quặng thô nằm lưng chừng núi mà thiết kế đập chắn bằng đất là không thể đảm bảo.
 
Ông Tường nói: “Năm ngoái huyện đi kiểm tra đã nhắc nhở đơn vị khai thác quặng, sau đó có hiện tượng tràn chất thải. Nếu công ty không khắc phục triệt để, để xảy ra sự cố thì chúng tôi sẽ đề nghị dừng hết hoặc thu hồi mỏ”.
(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: ​Lấy mẫu phân tích ô nhiễm sau sự cố đập chứa bùn thải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI