Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Vì sao Internet Việt Nam đứng thứ 102 thế giới?
(00:03:59 AM 09/12/2015)Đầu tháng 12, Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU) đã đưa ra bản báo cáo mang tên "Measuring the Information Society Report 2015". Tài liệu này cung cấp bức tranh toàn cảnh về ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.
Các tiêu chí đánh giá chỉ số IDI.
Theo đó, ITU xếp Việt Nam đứng 102 trong bảng xếp hạng chỉ số IDI (ICT Development Index) toàn cầu. So với 2010, Việt Nam rơi 8 bậc, xuống vị trí thứ 17 toàn châu Á.
Trao đổi , ông Đinh Như Khoa, Giám đốc Trung tâm IDC VNPT Data phía Nam, cho rằng chỉ số trên không hoàn toàn phản ánh tốc độ internet của Việt Nam, mà có nghĩa rộng hơn.
Cụ thể, theo ông Khoa, chỉ số IDI đánh giá tổng thể Công nghệ thông tin và Viễn thông có nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó trọng số hạ tầng internet là cao nhất. "Thực tế, trong 2 năm qua Việt Nam chậm đầu tư hạ tầng internet quốc tế và mạng 4G", ông Khoa nhận định.
Trong chú giải riêng của ITU, chỉ số IDI có bốn ý nghĩa gồm: Cấp độ và sự tiến triển qua từng năm của ngành CNTT& Viễn thông; Quá trình phát triển của CNTT& Viễn thông tại các nước phát triển và đang phát triển; Sự phân hoá kỹ thuật số và Tiềm năng phát triển của ngành này.
ITU cũng đưa ra 11 tiêu chí để đánh giá chỉ số này từ kết nối mạng 2G-3G-4G, số hộ gia đình có máy tính/100 dân, thuê bao internet, trình độ viễn thông...
Từ kết quả trên, các chuyên gia viễn thông trong nước lý giải nguyên nhân khiến Việt Nam bị cho là phát triển chậm hạ tầng internet nằm ở hai vấn đề. Thứ nhất, chậm đầu tư vào hạ tầng Internet quốc tế, cụ thể là các tuyến cáp quang biển. Thứ hai, là do chậm phát triển mạng 4G LTE.
Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, việc Việt Nam tụt hạng về chỉ số phát triển CNTT & Viễn thông bắt nguồn từ một số nguyên nhân. Trước hết là do mật độ thuê bao thoại cố định giảm nhiều. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước cũng khiến thứ hạng của Việt Nam bị đẩy xuống thấp. Hầu hết các tham số tính IDI của Việt Nam đều tăng, trong đó có những nội dung tăng nhiều như băng thông quốc tế/số người dùng internet, mật độ thuê bao băng rộng di động, tỷ lệ hộ có máy tính... Tuy nhiên các nước khác tiến bộ hơn chúng ta nhiều vì vậy chúng ta bị tụt hạng.
Riêng về đầu tư vào 4G, một chuyên gia giấu tên trong ngành viễn thông tại Việt Nam cho biết, việc chậm trễ là do vấn đề chi phí. "Dự án lên mạng 4G khởi động lâu rồi, và bị chậm so với dự kiến vì phải thẩm định đánh giá hiệu quả của 4G, sau thất bại 3G". Chuyên gia này tiết lộ, dưới góc độ đầu tư công, dự án 3G đến nay vẫn chưa thể thu hồi vốn đầu tư, nên 4G bị kéo dài. Khác với các nước, Việt Nam không có chính sách tận thu để hoàn vốn nhanh, giá 3G tương đối rẻ nên đến nay vẫn chưa thu hồi được tiền đầu tư ban đầu để đổ tiền vào 4G.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí hồi đầu tháng 11, Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện cho rằng, điều kiện hiện nay của Việt Nam đã chín muồi để đưa chuẩn công nghệ 4G LTE vào thực tế. "Về cơ bản, những cơ sở hạ tầng triển khai 3G đều có thể tiếp tục sử dụng cho 4G như nhà trạm, nguồn điện, cột ăng ten, máy đo và một số thiết bị khác. Nên việc triển khai 4G ở Việt Nam lúc này là thuận lợi", ông nói.
Theo ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Qualcomm Đông Dương, một trong những công ty tham gia thúc đẩy sự phát triển mạng 4G LTE tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chuẩn bị băng tần số cần thiết để cung cấp cho nhà mạng nhằm triển khai 4G. Ông dự đoán từ giữa đến cuối năm sau, Việt Nam có thể triển khai công nghệ này.
Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ internet thế giới?
Theo số liệu từ ITU, tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam dao động trong khoảng 1-5 Mbit/s, cao hơn một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Nepal, Lào.
Theo số liệu từ Akamai State, tính đến 2014, tốc độ Việt Nam đứng thứ 51 trên toàn cầu, xếp trên Ấn Độ, Venezuela.
Đến quý II/2015, Việt Nam có tốc độ Internet trung bình là 3,3 Mbit/s, đứng thứ 12 châu Á - Thái Bình Dương, xếp trên Phillippines, Indonesia, Ấn Độ. So với mặt bằng chung toàn cầu, Việt Nam ở nhóm trung bình thấp, có tốc độ Internet ngang với Trung Quốc, Nam Phi, Panama, Brazil, Costa Rica.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.