»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:02:54 AM (GMT+7)

Vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang, Yên Bái có thể là của vệ tinh Nga Tin mới nhất

(18:14:48 PM 04/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Vật thể hình cầu rơi tại địa phận Tuyên Quang, Yên Bái có thể là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy vệ tinh của Nga, theo nhận định của các chuyên gia.

Vật[-]thể[-]lạ[-]Tuyên[-]Quang,[-]Yên[-]Bái[-]có[-]thể[-]là[-]của[-]vệ[-]tinh[-]Nga
Vật thể lạ có thể là bình chứa nhiên liệu của vệ tinh Nga.


Trao đổi, GS Nguyễn Khoa Sơn, Phó chủ tịch Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam cho biết, dựa trên những thông tin ông nắm được thì vật thể lạ phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái tương tự với các bình nhiên liệu của động cơ phản lực khí nén của tên lửa đẩy vệ tinh.

GS Sơn cho hay, động cơ phản lực khí nén được trang bị ở tầng trên cùng của tên lửa đẩy, cũng là tầng chứa vệ tinh.

Tên lửa đẩy vệ tinh thường có nhiều tầng đẩy, có nhiệm vụ đưa toàn bộ vệ tinh nặng hàng chục tấn vượt qua sức hút của Trái đất lên quỹ đạo.

Khi các tầng đẩy đầu tiên đẩy vệ tinh lên quỹ đạo cỡ vài trăm kilomet thì tầng trên cùng sẽ tách ra.

Tầng này được trang bị các động cơ phản lực khí nén (khí hydranzine hoặc N203) chứa trong các bình cầu có nhiệm vụ đưa vệ tinh lên quỹ đạo cao hơn.

Khi lên tới độ cao vài chục ngàn kilomet thì vệ tinh sẽ tách ra khỏi tầng đẩy trên cùng để bay vào quỹ đạo làm việc còn tầng đẩy sẽ quay về Trái đất.

GS Sơn cũng cho biết, trong tháng 12 vừa qua, có 2 vụ phóng vệ tinh của Nga là vệ tinh viễn thông EKSPRESS-AMU1 phóng ngày 25/12/2015 và vệ tinh thời tiết Elektro-L2 phóng ngày 12/12/2015.

Cả 2 tên lửa này đều được phóng từ sân bay Baikonur nhưng EKSPRESS-AMU1 được phóng bằng tên lửa Proton còn tên lửa Zenit.

Tuy nhiên, các tầng trên cùng của cả 2 tên lửa này đều có các bình chứa nhiên liệu hình cầu tương tự vật thể phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái.

Kết hợp với thông tin trên các vật thể lạ có in chữ tiếng Nga, GS Sơn cho rằng, rất có thể vật thể lạ liên quan tới hai vụ phóng vệ tinh của Nga. Tuy nhiên, GS Sơn cũng cho biết đây chỉ là phỏng đoán.

Trong thời gian cuối tháng 12, Trung Quốc cũng phóng một vệ tinh Gaofen4 từ Tứ Xuyên. Tuy nhiên, không có thông tin về quỹ đạo cũng như tầng đẩy trên cùng của vệ tinh này, GS Sơn thông tin.


Vật[-]thể[-]lạ[-]Tuyên[-]Quang,[-]Yên[-]Bái[-]có[-]thể[-]là[-]của[-]vệ[-]tinh[-]Nga
Tầng đẩy trên cùng Briz-M trên tên lửa đẩy Proton chứa các bình nhiên liệu hình cầu tương tự vật thể lạ phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái.


Vật[-]thể[-]lạ[-]Tuyên[-]Quang,[-]Yên[-]Bái[-]có[-]thể[-]là[-]của[-]vệ[-]tinh[-]Nga
Tầng trên cùng của tên lửa Zenit (Fregat-SB) cũng mang các khối hình cầu tương tự.



Không phải của vệ tinh?


Trong khi đó, Ths. Vũ Việt Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, vật thể lạ khó có khả năng là của một vệ tinh nào đó.

“Trong vệ tinh hầu như không có thiết bị hay chi tiết nào có hình thù như vậy”, ông Phương nhận định.

Theo ông Phương thì các thiết bị của vệ tinh một khi bị trả về Trái đất sẽ bị đốt cháy hết khi đi qua khí quyển.

Về ý kiến cho rằng, đây là một bộ phận của động cơ đẩy vệ tinh, ông Phương cho rằng, đúng là có những bộ phận có hình thù như vậy. Tuy nhiên, quỹ đạo của các động cơ đẩy bao giờ cũng được tính toán để bay ra phía biển chứ không rơi xuống đất liền.

“Cá nhân tôi không nghĩ như vậy”, ông Phương khẳng định.

Giải thích về điều này, GS Nguyễn Khoa Sơn cho rằng, theo tính toán thì 2 tầng đẩy trên cùng của vệ tinh Nga sau khi đều rơi xuống Ấn Độ Dương sau khi bay qua Ấn Độ, song “không loại trừ trường hợp nó không thực hiện đúng tính toán”.

“Có thể là do sai sót nào đó trong tính toán nên các bình nhiên liệu này mới rơi xuống Việt Nam”, GS Sơn cho hay. “Trên thế giới đã từng xảy ra sự cố rơi xuống các khu dân cư và gây ra tai nạn”.

Giải thích lý do vì sao các vật thể lạ đi qua khí quyển mà không bị cháy, GS Sơn cho rằng, các quả cầu này bằng hợp kim nhôm, rỗng khi hết nhiên liệu nên rất nhẹ, do đó ít chịu lực cản không khí hơn và không bị cháy khi đi qua khí quyển Trái đất.

Trước đó, sáng 2/1, sau một tiếng nổ rất lớn, người dân xã Tân Đồng và Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tìm thấy một vật thể lạ tại vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1, xã Tân Đồng. Do hiếu kỳ, một số người dân đã bẩy vật này lên khỏi mặt đất để lại một hố tròn sâu chừng 20cm, nơi rộng nhất chừng 30cm.

Cùng thời gian trên, người dân xã Tân Mỹ, huyện Chuyên Hóa (Tuyên Quang) nghe tiếng nổ lớn và thấy một vật thể lạ rơi xuống vườn nhà dân. Vật thể có hình cầu bằng thép, đường kính 80-100cm, trọng lượng khoảng 45-50kg.

Theo kết luận ban đầu của cơ quan chức năng, đây không phải bom mìn, vật liệu nổ, không phải thiên thạch mà có thể là bình chứa oxy hoặc bình chứa hydro của một thiết bị trên không trung do trục trặc về kỹ thuật nên đã rơi xuống địa bàn.


Vật[-]thể[-]lạ[-]Tuyên[-]Quang,[-]Yên[-]Bái[-]có[-]thể[-]là[-]của[-]vệ[-]tinh[-]Nga
Quỹ đạo theo tính toán của tên lửa đẩy vệ tinh Ekspress-Amu1 của Nga.

Theo Lê Văn/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang, Yên Bái có thể là của vệ tinh Nga

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI