Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Ứng dụng công nghệ viễn thám trong dự báo cảnh báo và giám sát lũ lụt
(17:03:33 PM 12/03/2015)Ông Đinh Thái Hưng, đại diện Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Tại Việt Nam, công nghệ phần mềm (các mô hình dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt…) còn thiếu và yếu. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu thì công tác dự báo lũ, ngập lụt cho vùng hạ du các hệ thống sông là cực kỳ quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm trong lưu vực hệ thống sông Hồng, lưu vực sông Thao với diện tích 48.000km 2 tính đến trạm Yên Bái chưa có một công trình nào đủ lớn để có thể kiểm soát được lũ trên lưu vực.
Theo số liệu thống kê, cường suất lũ lên lớn nhất trên sông Thao tại Bảo Hà ngày 18/8/2012 lên tới 60 cm/giờ; tại Yên Bái là 40cm/giờ. Ngày 26/7/2012 tại Phú Thọ là 23 cm/giờ. Do đó, xây dựng một hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo và dự báo lũ sớm trên lưu vực sông Thao là rất quan trọng.
Ông Yusuke Muraki - đại diện ADB cho biết, đến nay Dự án đã áp dụng công nghệ SBT và ICT để quản lý thiệt hại do lũ gây ra đối với lưu vực sông của Việt Nam. Đó là lưu vực sông Hồng và sông Thao, trong đó các chuyên gia chọn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ làm vùng chạy thử trạm đo mưa lưu vực sông và truyền tin nhắn qua điện thoại di động để cảnh báo thiên tai. Đối tượng được nhận tin nhắn trực tiếp là Chủ tịch xã và Trưởng thôn.
Các hoạt động được thực hiện tại dự án bao gồm: Hiện chỉnh số liệu mưa ở lưu vực sông đo qua vệ tinh; xây dựng hệ thống giao diện giữa số liệu mưa vệ tinh và hiện chỉnh dùng dự báo lũ; xây dựng GSWeb cảnh báo lũ; xây dựng mô hình chạy thử cảnh báo lũ qua tin nhắn và điện thoại di động; tăng cường năng lực công nghệ và xây dựng hướng dẫn chính sách, giám sát và đánh giá phương thức quản lý viễn thám…
Cho đến nay, những bất thường của thời tiết đang là mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và đời sống, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, bài học từ phục vụ phòng chống thiên tai bão, lũ cho thấy yêu cầu đối với dự báo khí tượng thủy văn ngày càng cao khi các tác động của thiên tai ngày càng nghiêm trọng do dân cư tăng lên và các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
Khu vực Tây Bắc Việt Nam với địa hình là những dãy núi cao, độ dốc lớn, khi có mưa lượng nước tập trung vào các sông suối nhanh, thời gian ngắn, việc có được những thông tin nhanh nhất, cập nhật nhất và chính xác nhất về khả năng xuất hiện lũ trên sông suối là yếu tố hết sức quan trọng và cấp thiết cho việc triển khai các phương án ứng phó của các địa phương có khả năng chịu tác động phía hạ du, nhằm giảm nhẹ những thiệt hại do lũ, ngập lụt gây ra. Để hiện thực hóa được điều này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, mức độ chi tiết, thời gian phân tích và xử lý thông tin, cũng như các biện pháp được áp dụng để kiểm soát chúng.
Các nước thuộc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, biện pháp phi công trình đã và đang được sử dụng và được xem như là một phương pháp hiệu quả trong việc theo dõi và cảnh báo lũ, ngập lụt trên lưu vực sông, giúp giảm nhẹ những thiệt hại về người và tài sản gây ra bởi lũ, ngập lụt cho người dân sinh sống trên lưu vực.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á, theo đánh giá của Cơ quan quản lý thiên tai châu Á thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất ở châu Á. Trong đó với đặc điểm bờ biển trải dọc theo đất nước dài 3260 km, hàng năm Việt Nam thường chịu nhiều loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, mưa lớn, hạn hán, sạt lở đất, dông, tố, lốc… trong đó bão lũ là những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại hơn cả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.