»

Thứ tư, 27/11/2024, 19:22:45 PM (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ nano phát hiện chất độc hại trong môi trường

(11:00:38 AM 24/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, việc nghiên cứu ứng dụng của công nghệ nano trên thực vật sống có thể mang lại cho các nhà máy kỹ thuật sinh học nguồn sản xuất năng lượng tăng cường và khả năng phát hiện các nhân tố gây ô nhiễm hoặc những chất độc hại cho môi trường

 

Thực vật chính là nguồn cung cấp thức ăn, ô-xi và nhiên liệu, tuy nhiên chúng ta cũng có thể sớm khai thác được chúng như một sự giám sát môi trường thời gian thực nhờ vào nỗ lực của các nhà nghiên cứu thuộc MIT.

 

Bằng cách nhúng các ống nano vào lục lạp (thành phần chịu trách nhiệm quang hợp và các chức năng khác) của thực vật sống, các nhà nghiên cứu đã có thể nâng quá trình sản xuất năng lượng ở thực vật lên tới gần 30% hoặc là biến chúng thành các bộ cảm biến môi trường có khả năng phát hiện các nhân tố ô nhiễm hoặc các chất độc khác.

 

Những nhà máy sinh học này đã có nhiều hứa hẹn về việc tạo ra những nhân tố phát hiện các chất độc hại nguy hiểm như vũ khí hóa học, thuốc nổ và có thể dần dần kết hợp các thiết bị điện tử khác để có thể tăng cường chức năng của thực vật ở các ứng dụng khác.

 

Michael Strano, giáo sư kỹ thuật hóa học và trưởng nhóm nghiên cứu của MIT phát biều “Thực vật có sức hút mạnh mẽ như một nền tảng kỹ thuật. Nó có khả năng tự phục hồi cao, ngoài ra nó chính là nhân tố duy trì sự ổn định môi trường bên ngoài và có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, hơn thế nữa nó cung cấp cho ta nguồn năng lượng của chúng và đóng vai trò phân phối nước.”

 

Nghiên cứu này đã phát triển từ một dự án tại phòng thí nghiệm nhằm xây dựng tế bào năng lượng mặt trời tự phục hồi và được phỏng theo mô hình nhà máy tế bào sống trong một nỗ lực nhằm củng cố tiềm năng quang hợp của lục lạp thực vật để có thể đưa vào công nghệ tế bào năng lượng mặt trời.

 

Theo MIT, thông thường thực vật chỉ sử dụng khoảng 10% ánh sáng có sẵn, tuy nhiên khi các ống cacbon nano này được nhúng vào lục lạp, nó sẽ hoạt động như một “ăng ten nhân tạo” giúp lục lạp có thể thu nhận được những bước sóng mà bình thường chúng không thể bắt được chẳng hạn như tia cực tím và ánh sáng cận hồng ngoại.

 

Nhóm này đã áp dụng giải pháp hạt nano vào mặt sau của những chiếc lá trên loài thực vật tên Arabidopsis thaliana thông qua các lỗ khí khổng để vận chuyển các ống nano vào lục lạp làm cho các electron quang hợp tăng lên gần 30%.

 

Vì những ống nhựa nano này có thể phát hiện ra Nitric oxit (NO, một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường) nên các nhà nghiên cứu đã biến các loài thực vật này thành các bộ cảm biến hóa học sống để dần dần có thể tạo ra các bộ giám sát thời gian thực nhằm phát hiện ra các phân tử đặc biệt ở hàm lượng cực thấp (số lượng nhỏ hay dạng hạt đơn).

 

Trong khi đã thu thập được rất nhiều những kết quả hứa hẹn, các nhà nghiên cứu vẫn còn đặt ra những câu hỏi về ảnh hưởng của việc áp dụng công nghệ này lên thực vật bao gồm làm thế nào dòng eclectron tăng lên từ quá trình quang hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất đường ở thực vật.

HUỲNH NHI (Theo treehugger)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng dụng công nghệ nano phát hiện chất độc hại trong môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI