Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
(21:23:36 PM 18/11/2014)
Ảnh vệ tinh VNREDSat-1 chụp vùng lũ lụt tại Srinagar, India ngày 18/9/2014
Vệ tinh VNREDSat-1 do Viện Hàn lâm KHCNVN hợp tác với Công ty Astrium EADS (nay là Công ty Airbus EADS) chế tạo đã được phóng thành công lên quỹ đạo ngày 7/5/2013. Sau hơn 1 năm hoạt động ổn định trên quỹ đạo, vệ tinh VNREDSat-1 đã cung cấp hàng ngàn bức ảnh quang học có độ phân giải cao, rõ nét cho các cơ quan nghiên cứu, Bộ, Ngành phục vụ công tác giám sát, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai, như quản lý rừng, đô thị, lãnh thổ, biển đảo, lũ lụt, khô hạn, sạt lở đất, v.v.
Bên cạnh việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai của nước nhà, thời gian qua, vệ tinh VNREDSat-1 đã chụp ảnh một số vùng bị thiên tai của các nước khu vực châu Á, chia sẻ dữ liệu vệ tinh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về chất lượng ảnh và sự ứng phó nhanh của Việt Nam.
Cụ thể, ngày 19/7/2014 vừa qua, cơn bão thứ 2 có tên Rammasun đã đổ bộ vào Việt Nam. Trước đó, Viện Công nghệ vũ trụ (VIện CNVT) trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã thông báo qua mạng lưới UNESCAP đề nghị các nước thành viên cung cấp ảnh vệ tinh (ưu tiên ảnh Radar không bị mây che phủ) cho Việt Nam tại các vùng có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão. Ngay sau đó, Viện đã nhận được nhiều bức ảnh vệ tinh từ các Tổ chức thành viên của UNESCAP như UNOSAT, RADARSAT, ISRO, ROSCOSMOS, GISTDA. Sau khi phân tích nhanh các ảnh vệ tinh này, Viện đã phối hợp với Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (Bộ NN&PTNT) thí điểm đánh giá mức độ vùng ngập lũ.
Ngày 3/8/2014, trận động đất mang tên “Lundian” đã xảy ra tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Qua thông báo của UNESCAP, Viện Công nghệ vũ trụ đã lập kế hoạch chụp 06 ảnh vệ tinh VNREDSat-1 về khu vực tâm chấn động đất và gửi cho UNESCAP. Tuy nhiên, các bức ảnh này bị mây che phủ nên không sử dụng được.
Ngày 15/8/2014, cũng theo thông báo của UNESCAP, Viện CNVT đã lập lịch chụp và cung cấp thành công 02 ảnh vệ tinh VNREDSat-1 rõ nét, phân giải cao cho Ấn Độ (ISRO) về trận lũ lụt lịch sử tại Ấn Độ và Pakistan.
Ngày 23/10/2014, Viện CNVT đã chụp và cung cấp 01 ảnh vệ tinh VNREDSat-1 cho Ấn Độ về trận lốc xoáy “HUDHUD” gây ra lũ bùn tại vùng Visakhapatnam làm thiệt hại lớn về người và tài sản.
Những bức ảnh vệ tinh VNREDSat-1 được cung cấp kịp thời đã góp phần giúp các nước bạn giám sát thiên tai, ứng cứu và khắc phục thiệt hại.
Đóng góp mới của vệ tinh Việt Nam VNREDSat-1 trong hợp tác quốc tế nhằm dự báo, giám sát, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đã được đại diện các nước thành viên của UNESCAP ghi nhận và đánh giá cao tại Cuộc họp tư vấn liên Chính phủ lần thứ 18 về “Chương trình Ứng dụng công nghệ không gian vì sự phát triển bền vững” do UNESCAP chủ trì tại Bangkok, Thái Lan ngày 26/9/2014.
Nhân dịp này, Bà Shamika Sirimane, Giám đốc Cơ quan CNTT, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, UNESCAP đã gửi thư cảm ơn đến GS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN về việc đã chia sẻ dữ liệu vệ tinh VNREDSat-1 kịp thời đến các quốc gia bị thiên tai và bà cũng đánh giá cao chất lượng của ảnh vệ tinh VNREDSat-1 mà Viện CNVT cung cấp cho nước bạn.
Thành công bước đầu này sẽ mở ra tương lai hợp tác sâu rộng giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và UNESCAP, cũng như với các tổ chức khác như Sentinel Asia (JAXA), International Disaster Charter về chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và các vệ tinh khác trong khu vực phục vụ công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, góp phần tham gia vào “Kế hoạch hành động 2015-2017 về ứng dụng công nghệ không gian và hệ thông tin địa lý trong công tác dự báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai và phát triển bền vững khu vực châu Á-Thái Bình Dương” do UNESCAP chủ trì.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.