Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Trung Quốc đã hủy diệt các rạn san hô tại Biển Đông để xây dựng đảo nhân tạo
(08:42:32 AM 01/06/2016)Trong bài viết tác giả đã phân tích rõ cách Trung Quốc bồi đắp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san hô xinh đẹp tại Biển Đông.
Theo bài viết, các rạn san hô cấu thành một trong các hệ sinh thái đa dạng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới. Trên thực tế, các rạn san hô là nơi cư trú của hàng nghìn loài sinh vật biển, cung cấp lương thực cho hàng triệu người, đồng thời có thể giúp làm giảm những tác động xấu của thời tiết khắc nghiệt tới cuộc sống của người dân ven biển. Tuy nhiên, các rạn san hô trên thế giới đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hiện thế giới đã mất khoảng 19% diện tích san hô, khoảng 60%-75% đang chịu tác động trực tiếp từ con người.
Các rạn san hô tại các đảo san hô và ở các khu vực đảo xa đất liền trước đây vốn ít bị tác động trực tiếp bởi con người vì chúng nằm ở những khu vực tách biệt và cách xa nơi con người sinh sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các rạn san hô này đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng vì chúng nằm ngay tại các khu vực có tầm quan trọng về địa chính trị và quân sự. Các hoạt động nạo vét, tôn tạo đảo nhân tạo tại khu vực Biển Đông là ví dụ điển hình. Tại đây, các hoạt động tôn tạo, xây dựng đảo nhân tạo và nạo vét các kênh tại khu vực các đảo san hô đã gây ra những thiệt hại đáng kể đối với hệ sinh thái cùng các rạn san hô độc đáo, những thiệt hại đó có lẽ sẽ khó có thể phục hồi được theo thời gian.
Theo bài viết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt động tôn tạo, nạo vét là những hoạt động gây nguy hại nhiều nhất đối với các rạn san hô. Trước hết, các hoạt động nạo vét không chỉ hủy diệt các rạn san hô tại các khu vực nạo vét mà còn làm ảnh hưởng đến phần lớn các rạn san hô xung quanh. Bên cạnh đó, việc phục hồi của các rạn san hô chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động nạo vét là rất chậm, thậm chí không thể phục hồi.
Những tác động của việc nạo vét tại quần đảo Trường Sa hiện đang làm dấy lên quan ngại đặc biệt của dư luận, vì các đảo san hô ở đây có chức năng kết nối giữa các rạn trong toàn khu vực và sự đa dạng sinh học cao chính là điều kiện đảm bảo cho nhiều loài sinh vật tại đây tồn tại. Các nhà khoa học chứng minh rằng, một thuộc tính quan trọng của các đảo san hô ở Biển Đông là sự đa dạng của các loài sinh vật. Tại các đảo san hô, có tới hơn 6.500 loài sinh vật biển đã được ghi nhận, trong đó có 571 loài cư ngụ trong các rạn san hô, chiếm hơn một nửa số loài sinh vật cư trú tại các rạn san hô được biết đến trên thế giới. Sự phát triển và đa dạng cao của các rạn san hô ở Biển Đông thể hiện sự độc đáo của các rạn san hô tại đây và vai trò quan trọng của chúng đối với toàn bộ hệ thống san hô trong khu vực. Bên cạnh đó, các đảo san hô còn được xem là nơi cư trú an toàn cho một số loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Như vậy, các hoạt động nạo vét ở Biển Đông không chỉ đe dọa làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật biển mà còn vi phạm các cam kết của các nước trong khu vực về việc bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Công ước về dạng sinh học và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.
Dữ liệu viễn thám gần đây cho phép định lượng sự mất mát của các rạn san hô do các hoạt động tôn tạo ở quần đảo Trường Sa gây ra. Tại thời điểm trước cải tạo, hầu hết các đảo san hô đều ngập nước, diện tích nổi trên mặt nước tại các đảo san hô này hầu như không có. Ước tính, để bồi đắp được 10,7 km2 diện tích đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hủy hoại một khu vực diện tích san hô rộng lớn lên tới 11,6 km2. Diện tích đất tôn tạo trên thực tế nhỏ hơn so với diện tích rạn san hô bị phá hủy vì các rạn san hô mất đi không chỉ do các hoạt động cải tạo đất gây ra mà còn do các hoạt động nạo vét các lạch nước cho tàu thuyền ra vào các khu vực này.
Các hoạt động bồi đắp, nạo vét tại các rạn san hô là nguyên nhân gây ra những tác động nghiêm trọng nhất, vì các hoạt động này được thực hiện bằng phương tiện hút nạo vét, tức là cắt và hút các vật liệu từ dưới đáy biển và bơm chúng lên để bồi đắp tạo thành đất nổi trên mặt nước biển. Với cách làm này, các rạn san hô sinh thái sẽ bị suy thoái thậm chí bị hủy diệt hoàn toàn. Ngoài ra, hoạt động nạo vét và bơm hút cũng làm nhiễu loạn đáy biển, có thể tạo ra các dòng cát chảy, làm mài mòn các rạn san hô, ảnh hưởng tới sự sống của vô số loài sinh vật biển. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của các ấu trùng san hô mới. Đó là lý do tại sao không thấy có dấu hiệu phục hồi tại các khu vực nạo vét mặc dù chúng đã chấm dứt sau nhiều thập kỷ.
Bảo vệ các rạn san hô là đòi hỏi cấp bách, là trách nhiệm của mọi người và cần sự chung tay của tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông. Tại Trường Sa, hoạt động đơn phương của các bên tranh chấp rất dễ tạo ra xung đột quốc tế, từ đó có thể gây ra hậu quả khó lường cho hệ sinh thái, đồng thời gây thiệt hại không thể phục hồi đối với các rạn san hô được coi là tài sản thiên nhiên độc đáo của khu vực và thế giới. Do đó, cần có phương pháp tiếp cận đa quốc gia để giải quyết vấn đề này. Một trong những khả năng mà các quốc gia có thể nghiên cứu tham gia là thiết lập một khu bảo tồn biển đa quốc gia tại khu vực tranh chấp. Điều này có thể giúp bảo vệ đa dạng sinh học biển, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình trong khu vực. Việc các quốc gia tham Công ước quy định về bảo tồn các nguồn lợi ở biển Nam Cực là một tiền lệ thành công có thể nghiên cứu để áp dụng để bảo vệ hệ sinh thái ở Biển Đông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.