Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Tìm giống ngô xóa nghèo cho vùng cao núi đá Hà Giang
(07:17:18 AM 28/07/2012)Các địa phương như: xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ), Hữu Vinh (Yên Minh), Thài Phìn Tủng (Đồng Văn) được chọn trồng và nghiên cứu một số giống ngô mới trên địa hình đất bằng (Quản Bạ), đất dốc (Yên Minh) và hốc đá (Đồng Văn). Giải pháp chính là: tăng mật độ trồng kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật bón phân dạng viên nén.
Vụ xuân năm 2010, đề tài nghiên cứu đã triển khai 7 thí nghiệm về mật độ trồng; lượng đạm bón dạng viên nén, dạng phân rời và thời điểm bón phân viên nén nhằm tìm ra qui trình kỹ thuật phù hợp với từng loại đất, địa hình ở mỗi địa phương. Giống ngô NK54 được thí nghiệm trên đất Quản Bạ, giông ngô NK43000 trồng trên đất dốc Yên Minh, giống ngô CP999 thí nghiệm trên vùng hốc đá Đồng Văn. Các nhà khoa học đã xác định được mật độ trồng cây ngô/ha cũng như lượng phân viên NPK nén cho từng vùng đất (bằng, dốc và hốc đá). Công nghệ sản xuất phân viên nén theo các công thức được xác định đã được chuyển giao cho địa phương. Đề tài cũng đã xây dựng được qui trình sản xuất phân viên nén cũng như qui trình bón phân viên nén để chủ động thực hiện khi phát triển trồng giống ngô mới trên diện rộng.
Ảnh minh họa
Vụ hè thu năm 2011, ở cả ba huyện với 3 đặc điểm đất khác nhau đã thực hiện trồng thí nghiệm giống ngô mới trên diện tích 2 ha/huyện. Kết quả, ngô được trồng bằng giống và kỹ thuật chăm bón thuộc đề tài nghiên cứu có năng suất trung bình tăng cao hơn nhiều so với ngô bà con vẫn trồng thông thường. Cụ thể, ở vùng đất dốc Yên Minh, các hộ tham gia mô hình đạt năng suất ngô tăng 97,5%; trên hốc đá Đồng Văn là 111,3%; trên đất bằng Quản Bạ là 82%.
Sản xuất ngô thâm canh theo mô hình đòi hỏi đầu tư về phân bón và giống cao hơn so với trồng ngô thông thường. Tuy nhiên, do năng suất ngô cao nên giá trị sản xuất tăng và thu nhập trên cùng đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với sản xuất hiện tại của nông dân. Cụ thể: Thu nhập trên mỗi ha ngô thâm canh theo mô hình ở Yên Minh (đất dốc) cao so với ngô trồng ngoài mô hình là gần 40%; tại Quản Bạ (đất bằng) là gần 69% và ở Đồng Văn là gần 110%. Đặc biệt, ngô trồng theo mô hình thí nghiệm đạt năng suất tăng đến 100% so với giống ngô cũ có ý nghĩa rất lớn với bà con vùng cao núi đá quanh năm luôn “khát nước” và “khát đất”, phải trồng ngô trong hốc đá là chính.
Giống ngô mới được trồng theo phương pháp tăng mật độ trồng (gấp 2 lần thông thường) kết hợp nguyên tắc bón phân cân đối và đầy đủ không chỉ đem lại năng suất cao mà còn có tác dụng lớn trong bảo vệ đất, chống xói mòn do tăng chỉ số diện tích lá, tăng độ che phủ đất và tăng khả năng thấm nước của đất do rễ cây ngô phát triển mạnh. Việc tăng mật độ trồng ngoài ích lợi về tăng năng suất hạt còn làm tăng sản phẩm phụ cung cấp chất đốt (thân ngô, lá ngô), giảm nạn vào rừng chặt cây làm củi của bà con dân tộc thiểu số từ lâu nay; tận dụng nguồn lá xanh giai đoạn ngô chín để bổ sung nguồn thức ăn cho gia súc.
Nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp. Tại các huyện vùng cao núi đá, địa hình chia cắt, dốc dứng, núi đá là chủ yếu; khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, phù hợp với phát triển cây ngô. Bà con các dân tộc vùng cao núi đá, nay hay gọi là vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, từ bao đời nay vẫn coi cây ngô là cây lương thực chính.
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mùa khô không đủ nước cho sinh hoạt tối thiểu; chưa có giống ngô năng suất cao nên dù vất vả quanh năm mà người dân vùng cao núi đá vẫn luôn thường trực nỗi lo không đủ lương thực cho nhu cầu cuộc sống.
Nâng cao năng suất, sản lượng ngô; đảm bảo an ninh lương thực đối với các huyện vùng cao là nhiệm vụ quan trọng được các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền trong tỉnh qua các thời kỳ tập trung nghiên cứu và tổ chức thực hiện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.