»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:26:52 AM (GMT+7)

Thế giới phí tiền tỉ USD cho Tamiflu? Tin mới nhất

(16:52:22 PM 11/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Nghiên cứu mới nhất của tổ chức nghiên cứu y khoa phi lợi nhuận Cochrane cho thấy loại thuốc đặc trị cúm Tamiflu do hãng Roche của Thụy Sĩ sản xuất có hiệu quả không đáng kể.

 

 

Nghiên cứu này vừa được đăng tải trên chuyên san y khoa uy tín hàng đầu thế giới British Medical Journal (BMJ). Đây là cuộc chiến dài hơi giữa Cochrane - BMJ với Roche. Từ năm 2009, chuyên san này đã đăng tải một số nghiên cứu nghi ngờ về hiệu quả của Tamiflu (tên thương mại của hoạt chất oseltamivir) và những tác dụng phụ bị “lờ” đi của thuốc này. Năm 2012, một phân tích của Cochrane trên BMJ cáo buộc Roche không công bố toàn bộ các nghiên cứu lâm sàng liên quan đến Tamiflu. Nói cách khác, đại gia ngành dược Thụy Sĩ chỉ cho đăng tải những kết quả cho thấy lợi ích của loại thuốc này. Nhờ lập lờ với “một nửa sự thật”, Tamiflu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia để dự trữ nhằm đối phó với các dịch cúm A/(H5N1) và A/(H1N1).

 

Chẳng khác gì giả dược

 

Sau 3 năm liên tục gây áp lực, sau cùng, Cochrane và BMJ cũng được Roche cung cấp tài liệu của các nghiên cứu về oseltamivir, trong đó có nhiều phần chưa được công bố. Cùng lúc đó, Cochrane cũng nhận được các tài liệu tương tự liên quan đến thuốc Relenza (hoạt chất zanamivir) do hãng GlaxoSmithKline (GSK) của Anh sản xuất. Relenza tuy không nổi tiếng bằng Tamiflu nhưng cũng là một “ngôi sao” trong số các dược phẩm chống cúm và được nhiều quốc gia dự trữ. So với những nghiên cứu đã được Roche “bật đèn xanh” trước đây, các tài liệu được Cochrane phân tích lần này đáng tin cậy hơn vì có những dữ liệu để so sánh như trường hợp các bệnh nhân được điều trị bằng giả dược (placebo - giả dược được làm từ chất trơ, vô hại, không có dược tính, thường được dùng trong nghiên cứu y khoa để đối chứng với các loại dược phẩm đang được thử nghiệm).

 

Kết quả là cả 2 loại thuốc kể trên không chứng tỏ hiệu quả cao hơn so với hoạt chất cực kỳ phổ biến và rẻ hơn nhiều là paracetamol. Chẳng những vậy, Tamiflu và Relenza chỉ giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng bệnh khoảng... hơn nửa ngày so với giả dược (6,3 ngày so với 7 ngày). Loại thuốc này còn bị các nhà khoa học của Cochrane cho rằng có thể gây các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, thậm chí dẫn đến các vấn đề về thận và thần kinh.

 

Ngoài ra, lý do để các quốc gia dự trữ Tamiflu được dựa trên những báo cáo của Roche cho thấy hiệu quả làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong của cúm như viêm phổi, viêm phế quản. Tuy nhiên, trên thực tế, nhóm Cochrane cho biết các tài liệu được cung cấp không hề cho thấy chứng cứ thuyết phục về hiệu quả này. Đài Radio Canada dẫn lời Giáo sư Khoa Y học cộng đồng của Đại học British Columbia (Canada) Barbara Mintzes nhận định: “Các chính phủ đã chi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ USD cho các loại thuốc kém hiệu quả. Nghiên cứu của Cochrane có thể xem là bước tiến lịch sử hướng đến sự minh bạch của ngành công nghiệp dược phẩm”.

 

Phất lên nhờ dịch cúm

 

Ngoài Cochrane, nhiều chuyên gia uy tín trên thế giới đã đặt dấu hỏi về hiệu quả thật sự của Tamiflu từ nhiều năm qua. Trong bài viết trên báo mạng Slate, bác sĩ Jean-Yves Nau của Pháp nhận định: “Trước khi xảy ra các dịch cúm hoặc cảnh báo dịch, hầu như công chúng chẳng mấy ai biết đến Tamiflu. Mọi việc hoàn toàn thay đổi khi chủng vi rút cúm A/(H5N1) mới xuất hiện năm 2006 bị cảnh báo có nguy cơ lây từ chim chóc, gia cầm sang người. Khi ấy, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các nước bắt đầu đổ xô trữ Tamiflu và chấp nhận mức giá đắt một cách vô lý.

 

Sau cú hích này, Tamiflu thật sự “thăng hoa” nhờ dịch cúm A/(H1N1) vào năm 2009”. Theo chuyên gia Nau, sau khi Tamiflu đã được chất đầy kho ở nhiều nước, các bác sĩ đã nhận thấy những điểm bất thường khi chỉ định loại thuốc này trong điều trị cúm. Chẳng hạn, các bệnh viện của Pháp đã ghi nhận nhiều trường hợp vi rút cúm kháng thuốc, dù Tamiflu rất ít được dùng trong điều trị cúm mùa thông thường. Như vậy, vi rút “bỗng nhiên” kháng lại loại thuốc này hay thực sự Tamiflu không hiệu quả?

 

Trước các kết luận trong nghiên cứu của Cochrane, Roche đã ra thông cáo để phản đối và khẳng định vẫn “dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy về lợi ích của Tamiflu và quyết định cho phép lưu hành của các cơ quan quản lý dược phẩm trên thế giới”. Phát ngôn viên Robert Strang của Roche nói hiệu quả của loại thuốc này đã được chứng minh trong dịch cúm năm 2009. Còn chuyên gia Bruno Lina (Trung tâm nghiên cứu cúm quốc gia Pháp) nhìn nhận tuy chưa có thử nghiệm lâm sàng thật sự chứng minh công dụng của Tamiflu đối với những ca bị cúm nặng nhưng năm 2009, Nhật Bản, nước chủ trương cho dùng thuốc này hàng loạt, cũng là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì cúm A/H1N1 thấp nhất.

Doanh thu “khủng”

 

Tamiflu thật sự là “con gà đẻ trứng vàng” của Roche. Theo Đài truyền hình RTS của Thụy Sĩ, tính từ năm 1999, doanh thu của loại thuốc này đã đạt khoảng 15,9 tỉ USD. Đáng chú ý là vào dịch cúm A/(H1N1) năm 2009, Tamiflu tăng doanh số gấp 3 lần so với năm 2008, góp phần quan trọng giúp Roche tăng doanh thu của quý 3/2009 lên 9% so với cùng kỳ năm trước.

 

Pháp thu 13 tấn thuốc giả từ Trung Quốc

 

Hải quan Pháp ngày 10.4 thông báo thu giữ khoảng 13 tấn thuốc giả, tương đương 2,4 triệu viên thuốc xuất xứ từ Trung Quốc, tại cảng Le Havre hồi cuối tháng 2, theo Kênh truyền hình France 3. Số thuốc nói trên được đựng trong 601 thùng carton, và được đăng ký là “trà Trung Quốc”. Đây có thể xem là lượng thuốc giả bị thu giữ lớn kỷ lục tại EU.

Nguyễn Ngọc Lan Chi- TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới phí tiền tỉ USD cho Tamiflu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI