Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Phát hiện sinh vật Trái đất sống trên... vũ trụ
(17:06:09 PM 17/09/2012)
Mike Shaw là một người đàn ông trầm tính, khiêm tốn và có tình yêu vô hạn với thế giới thiên nhiên hoang dã. So với người bình thường, ông biết nhiều hơn đáng kể về loài tardigrade hay còn gọi là “gấu nước” – sinh vật được cho là “dẻo dai nhất” và gần như bất tử trên Trái đất.
Theo trang New Scientist, “gấu nước” thuộc nhóm sinh vật không xương sống, di chuyển chậm như rùa và “bà con” với họ chân đốt. Loài vật tí hon này có chiều dài cơ thể thường không quá 1mm với hình thù kỳ lạ, có 4 ngấn trên lưng, 8 chân mũm mỉm, móng nhỏ xíu và đầu luôn cúi xuống như đang tìm kiếm vật gì đó. Tên gọi của chúng có thể xuất phát từ ngoại hình giống như gấu.
Dù có kích thước cơ thể tí hon, với chiều dài không quá 1mm, "gấu nước" là sinh vật đầu tiên trên Trái đất có khả năng sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần thiết bị bảo vệ. Ảnh: New Scientist |
Tuy nhiên, “gấu nước” được biết đến nhiều hơn nhờ khả năng gần như “bất khả tổn hại”. Chúng không chết ngay cả khi bị đun sôi, đông đá, nén lại trong áp suất cực cao hay thậm chí bị sấy khô.
Giới khoa học phát hiện, “gấu nước” hiện diện gần như trong tất cả hệ sinh thái trên thế giới, nhưng sống chủ yếu dưới nước hoặc trong rong rêu. Điểm độc đáo của loài sinh vật này là chúng có thể sống sót trong tình trạng thường xuyên khô héo và có thể mất gần như toàn bộ lượng nước trong cơ thể. Khi bị mất nước, chúng chuyển sang trạng thái ngủ, khi đó cơ thể teo lại và hoạt động trao đổi chất tạm dừng. Trong trạng thái ngủ như chết như vậy, “gấu nước” vẫn duy trì các cấu trúc trong tế bào cho đến khi có nước để “đánh thức” các tế bào. Nhờ đó, chúng có thể tồn tại trong tình trạng khô cứng hoàn toàn trong nhiều năm liền và sau đó hồi sinh trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Bắt đầu từ năm 2007, các nhà sinh vật học đã chứng minh được rằng, “gấu nước” đủ khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt của vũ trụ. Họ đã gửi các con “gấu nước” sấy khô tới trạm không gian quốc tế (ISS) và phát hiện, môi trường chân không trong vũ trụ, các tia phóng xạ vũ trụ cũng như những tia bức xạ Mặt trời với cường độ mạnh hơn 1.000 lần so với tia bức xạ trên Trái đất không thể gây tổn hại cho “gấu nước”. Nhờ đó, “gấu nước” trở thành sinh vật đầu tiên sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần có thiết bị bảo vệ.
Sự dẻo dai phi thường của “gấu nước” cũng được chứng minh qua nhiều thử nghiệm: Chúng vẫn “bình an vô sự” trong môi trường áp suất lớn hơn 6.000 lần so với áp suất trong bầu khí quyển, “vững vàng” trước các tia X-quang và hồi sinh sau khi bị đông lạnh đến -273,15 độ C - nhiệt độ được cho là lạnh nhất.
Quay trở lại với Mike Shaw, ông đã quyết định rằng, chúng ta – loài người - cần phải biết rõ nhiều hơn nữa về “gấu nước”. Ông đã dành một năm rưỡi nghiên cứu chuyên sâu về loài sinh vật kỳ lạ này ở New Jersey và gửi kết quả công trình nghiên cứu của mình tới một nhà tự nhiên học danh tiếng chuyên về tardigrade. Trong khi chờ thẩm định, ông Shaw tiếp tục di chuyển tới Virginia, lặng lẽ săn tìm và giao tiếp với các con “gấu nước” trong rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.