Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Phát hiện hợp chất mới phá hủy tầng ozone trong không khí
(11:37:17 AM 10/03/2014)
Lỗ thủng ôzôn đạt độ lớn nhất trong năm vào ngày 26 tháng 9 năm 2013. Ảnh: NOAA.
Các hóa chất này là những khí nhà kính rất mạnh, có thể chúng bị rò rỉ từ các nhà máy công nghiệp hoặc đang được sử dụng bất hợp pháp trái với Nghị định Montreal cấm sử dụng các tác nhân gây thủng tầng ôzôn từ năm 1987. Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện các hóa chất lưu thông trong khí quyển cho thấy “sự suy giảm ôzôn không phải là câu chuyện của ngày hôm qua.”
Cho đến nay, tổng cộng 13 CFCs và HCFCs đã được biết đến như là chất phá hủy ôzôn và được kiểm soát bởi Nghị định Montreal, nghị định này được xem là luật môi trường thành công nhất trên thế giới. Nhưng các nhà khoa học đã xác định, đo lường bốn hợp chất vô danh này và cảnh báo còn nhiều chất gây thủng tầng ôzôn khác nữa.
“Chắc chắn là có nhiều hơn”, tiến sĩ Johannes Laube thuộc Đại học East Anglia cho biết. “Chúng tôi đã phát hiện ra hơn tá chất. Có thể số lượng các chất này còn tăng đến mức nguy hiểm, đặc biệt là nếu chúng ta tiếp tục tìm kiếm nhiều hơn nữa.” Laube và các đồng nghiệp của mình đang trong quá trình phân tích đầy đủ hàng chục các hợp chất mới, nhưng kết quả phân tích bốn hóa chất mới cho thấy chúng là tác nhân phá hủy tầng ôzôn rất mạnh.
Laube đặc biệt lo ngại rằng nồng độ trong khí quyển của hai trong số những hợp chất mới sẽ tăng lên nhanh chóng. “Chúng hoàn toàn không được đề cập trong Nghị định Montreal,” Laube nói, “có một vài lỗ hổng trong nghị định và chúng tôi hy vọng chúng sẽ được thắt chặt. Nhưng tin tốt là chúng tôi đã phát hiện những chất này (bốn chất) sớm. “Các hóa chất mất hàng thập kỷ để phân hủy trong không khí, có nghĩa là tác động của chúng lên tầng ôzôn và biến đổi khí hậu sẽ tồn tại lâu dài.
Giáo sư Piers Forster thuộc Đại học Leeds, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết . “Nghị định Montreal - luật môi trường quốc tế thành công nhất trong lịch sử - đã cấm sử dụng các chất phá hủy tầng ôzôn từ năm 1987 và tầng ôzôn sẽ hồi phục vào năm 2050.Tuy nhiên, chúng ta cần phải thận trọng và liên tục giám sát khí quyển và không để dù chỉ là một lượng nhỏ các khí này tăng lên.”
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Geoscience phân tích mẫu không khí được thu lại kể từ giữa những năm 1970 bằng nhiều cách. Bong bóng khí bị mắc kẹt trong lớp băng tuyết ở Greenland được thu thập bởi các nhà khoa học ở Tasmania và những mẫu khí khác được thu thập bởi máy bay bay 13 dặm trên bầu trời châu Âu, tất cả đã được phân tích. Nhóm nghiên cứu tìm thấy ba chất CFC mới và một chất HCFC, không chất nào trong số đó đã được xác định trước đó. “Tôi ngạc nhiên là không ai phát hiện ra chúng” Laube nói. Các nhà khoa học ước tính có ít nhất là 74.000 tấn của bốn hóa chất mới được thải ra, mặc dù trong những năm 1980 một triệu tấn CFC khác đã được thải vào khí quyển mỗi năm.
Mặc dù việc sản xuất các chất CFC đã bị cấm từ năm 2010, nồng độ của chất CFC113a đang tăng lên với tốc độ đàng kể. Nguồn gốc của các chất hóa học là một bí ẩn nhưng Laube cho biết CFC113a có thể đã được sử dụng như một nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu nông nghiệp. “Nhưng cũng có thể nó có từ các nguồn bất hợp pháp”, ông nói .
Các chất CFC và HCFC được sử dụng chủ yếu trong đông lạnh và bình phun thuốc xịt nhưng, vào năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ra lỗ thủng ôzôn ở Nam Cực. Từ một lỗ hổng nhỏ xíu vào năm 1979, nó đã tăng đến 26.6km2 vào năm 2006. Khi Nghị định Montreal có hiệu lực, tầng ôzôn đã hồi phục từ từ, thu hẹp lại còn 21.0 km2 vào năm 2013. Lỗ thủng ôzôn để lọt tia cực tím có hại từ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống trái đất, các tia này có thể gây ra ung thư ở người cũng như tiêu diệt các sinh vật biển, làm hư hại cây trồng và động vật.
“ Mặc dù lượng khí gây hại mới (trong bốn chất hóa học) là rất nhỏ, vẫn cần giám sát xem liệu nghị định Montreal có được tuân thủ một cách nghiêm túc hay không”, Giáo sư William thuộc Đại học Reading nói. “Nghiên cứu này cung cấp các thông tin mới hữu ích về kiểm soát nghị định, phát hiện các nguồn CFC mới.
Các nhà nghiên cứu của NASA đã tiết lộ việc phát hiện ra một loại khí nhà kính mới làm trái đất nóng lên mạnh hơn carbon dioxide 7.000 lần, chúng đã được sử dụng trong ngành công nghiệp điện từ giữa thế kỷ 20. Bốn hợp chất mới phát hiện được dự đoán sẽ là cái bẫy nhiệt mạnh hơn CO2 hàng ngàn lần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.