»

Thứ bảy, 23/11/2024, 09:41:38 AM (GMT+7)

Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2019

(06:22:00 AM 20/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Năm 2019 sắp qua đi với nhiều sự kiện khoa học đáng chú ý: lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được ảnh hố đen, kính thiên văn mạnh nhất hoàn thành...

Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019

Một số sự kiện khoa học nổi bật trong năm 2019 - Ảnh: Science News

 
Dưới đây là những sự kiện khoa học nổi bật trong năm 2019 do Science News bình chọn:
 
Hình ảnh hố đen vũ trụ đầu tiên
 
Đây chắc chắn là sự kiện đáng nhớ nhất năm 2019 của giới khoa học thế giới khi hé mở một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại.
 
Ngày 10-4, nhóm nghiên cứu thuộc chương trình Kính viễn vọng Chân trời sự kiện (EHT) công bố bức ảnh chụp vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh một siêu hố đen.
 
 

Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019

 
Ảnh chụp hố đen lần đầu tiên trong lịch sử - Ảnh: EHT
 
Hố đen này có đường kính 40 tỉ km, lớn gấp 3 triệu lần Trái đất, nằm ở trung tâm của thiên hà M87 cách chúng ta khoảng 55 triệu năm ánh sáng.
 
"Hố đen là một trong những vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụ nhưng chúng ta đã thấy những gì từng cho là không thể quan sát" - TS Sheperd Doeleman, giám đốc dự án EHT, tự hào chia sẻ.
 
Cháy rừng khắp thế giới
 
Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019
Hiện trường sau một vụ cháy rừng ở miền bắc Brazil - Ảnh: REUTERS
 
Theo Cơ quan vũ trụ của Brazil, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE), ít nhất khoảng 74.155 vụ cháy rừng ở Brazil từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, cao kỷ lục kể từ năm 2013 khi tổ chức này bắt đầu thu thập dữ liệu.
 
Reuters ghi nhận cháy rừng xảy ra tự nhiên thường diễn ra trong mùa khô vào tháng 7 và tháng 8, tuy nhiên năm 2019, tình hình thêm nghiêm trọng khi nạn phá rừng gia tăng đáng kể ở Brazil, đe dọa "lá phổi xanh" của thế giới.
 
Không riêng Brazil, nhiều nơi khác trên thế giới cũng chứng kiến nạn cháy rừng kỷ lục, trong đó có thể kể đến như California (Mỹ), Indonesia và thậm chí cả vùng… Bắc Cực.
 
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), tổng số vụ cháy và mức độ ảnh hưởng của chúng trong mùa hè 2019 tại các vùng thuộc Bắc Cực là nhiều nhất trong vòng 16 năm qua.
 
Nắng nóng kỷ lục
 
Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019
Người dân Úc trải qua đợt nắng nóng lịch sử đầu năm 2019. Lần đầu tiên, nhiệt độ trung bình tháng 1 trên toàn Úc vượt quá 30 độ C - Ảnh: AFP
 
"Kỷ lục" lại là từ được dùng nhiều để miêu tả nhiệt độ nắng nóng trong năm 2019.
 
Đầu tháng 12, AFP dẫn dữ liệu từ Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của EU cho biết tháng 11 năm nay là tháng thứ 6 liên tiếp mà thế giới lập hoặc tái lập kỷ lục nóng nhất lịch sử.
 
Trong khi đó, báo cáo của WMO cho thấy tính đến thời điểm này, nhiệt độ toàn cầu đã ở mức cao hơn 1,1 độ C so với nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, khiến 2019 trở thành một trong ba năm nóng nhất trong lịch sử.
 
Nhiệt độ cao là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tước đi mạng sống người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Số liệu được Cơ quan thống kê quốc gia Hà Lan (CBS) đầu tháng 8 cho thấy chỉ trong 7 tháng đầu năm, tổng số người chết vì nóng tại nước này lên con số 2.964 người.
 
Giới trẻ vì môi trường
 
Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019
Các học sinh tham gia phong trào "Ngày thứ sáu vì tương lai" trong năm 2019 - Ảnh: REUTERS
 
Năm 2019, tạp chí Time vinh danh nhà hoạt động vì môi trường Greta Thunberg (Thụy Điển) là "Nhân vật của năm". Đáng chú ý, nữ sinh Greta Thunberg chỉ mới 16 tuổi, trở thành người trẻ tuổi nhất nhận được danh hiệu này trong vòng 92 năm qua.
 
Chính Greta Thunberg đã phát động phong trào "Ngày thứ sáu vì tương lai", sau đó lan rộng trong giới trẻ toàn cầu. Trong năm qua, nhiều buổi nghỉ học tuần hành vào ngày thứ sáu được học sinh nhiều nơi trên thế giới, từ Sydney, Seoul đến Sao Paolo… hưởng ứng với mục tiêu yêu cầu người lớn hành động nhằm ngăn chặn thảm họa môi trường.
 
Tại New York (Mỹ), khoảng 1,1 triệu học sinh của khoảng 1.800 trường công đã được phép nghỉ học trong phong trào "Ngày thứ sáu vì tương lai".
 
Nhộn nhịp chinh phục Mặt trăng
 
Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019
Năm 2019, NASA công bố mẫu đồ phi hành gia mới cho sứ mệnh đổ bộ lại Mặt trăng vào năm 2024 - Ảnh: NASA
 
Trong năm 2019, truyền thông đưa tin khá nhiều về sứ mệnh Artemis của Mỹ, dự kiến năm 2024 sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng, trong đó có phụ nữ.
 
Nhiều chuyên gia đánh giá Mỹ "ráo riết" với sứ mệnh này hơn cả mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030. Tại cuộc họp của Hội đồng Vũ trụ quốc gia Mỹ, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence từng cho biết Tổng thống Donald Trump có chỉ thị cho NASA bằng mọi giá đưa người lên Mặt trăng trong 5 năm tới.
 
Năm 2019, Trung Quốc, Ấn Độ và Israel đều có những nhiệm vụ phóng tàu vũ trụ không người lái đến quan sát Mặt trăng, tuy nhiên chỉ Trung Quốc thành công khi đưa tàu thăm dò Chang'e-4 đến được vùng tối Mặt trăng đầu tiên trên thế giới.
 
Kính thiên văn mạnh nhất hoàn thành
 
Những[-]sự[-]kiện[-]khoa[-]học[-]đáng[-]chú[-]ý[-]năm[-]2019
James Webb chính thức hoàn thành trong năm 2019 và được kỳ vọng đóng góp nhiều vào việc khám phá vũ trụ của con người - Ảnh: NASA
 
Sau hơn 20 năm nghiên cứu và chế tạo, năm nay các nhà khoa học đã hoàn thiện phần cuối cùng của chiếc kính thiên văn không gian khổng lồ James Webb, được kỳ vọng sẽ là cầu nối cho con người tiếp cận nhiều góc khuất trong vũ trụ.
 
Đây được xem là bước tiến lớn trong nền khoa học không gian thế giới khi James Webb hiện là kính thiên văn lớn nhất, mạnh nhất và có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ nhất từng được đưa vào vũ trụ.
 
"Những bộ phận cuối cùng của James Webb đã được lắp ghép thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đây là kết quả từ nỗ lực không ngừng của toàn thể nhóm nghiên cứu" - Bill Ochs, trưởng dự án, cho biết.
 
Với chiều dài 20,1m, chiều ngang 7,21m, trọng lượng khoảng 6,5 tấn, kính James Webb lớn gấp 7 lần so với các thế hệ "tiền bối" như Hubble hay Spitzer.
 
Theo NASA, James Webb được thiết kế đạt đến độ nhạy và độ phân giải chưa từng thấy, có khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung. Dự kiến NASA sẽ đưa "chiến binh" này vào vũ trụ trong 2 năm tới.
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2019

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI