Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Ngô biến đổi gene mới được trồng đại trà vào năm 2015
(08:50:47 AM 10/08/2012)Thông tin trên đã được TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục Trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT cho biết tại hội thảo “Công nghệ sinh học – hướng phát triển cho tương lai”, do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 9/8.
Chặt chẽ với cây biến đổi gene
TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và cũng là thành viên Hội đồng an toàn sinh học về cây trồng biến đổi gene (Genetically Modified -GM) cho biết: Hội đồng đã có kết quá đánh giá an toàn sinh học về ngô GM sau khi đã được khảo nghiệm trên đồng ruộng. Kết quả này đang được viết lại để trình lên Bộ NN-PTNT. Nếu được thông qua ở Bộ, sẽ được tiếp tục trình lên Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia do Bộ TN-MT tổ chức.
|
Ngô biến đổi gene trồng khảo nghiệm tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng (Ảnh: Thái Ngọc)
Các giống ngô GM được khảo nghiệm tại Việt Nam gồm kháng sâu đục thân và kháng thuốc diệt cỏ, có giống kết hợp cả hai loại này. Ngô GM khả năng chống chọi sâu bệnh (sâu đục thân) và thuốc trừ cỏ cho năng suất cao hơn. Thực tế trên đồng ruộng gần như không có sự khác nhau giữa giữa ngô GM và ngô bình thường. Tuy nhiên, TS Dương Hoa Xô cho rằng: một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng chưa thể giải quyết và trả lời được hết các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe và môi trường sinh thái. Ngay cả khi được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học thì đơn vị cung cấp giống cây chuyển gene vẫn phải tiếp tục theo dõi, đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học-kỹ thuật nông nghiệp miền Nam: hiện nay Việt Nam chỉ mới nói đến cây trồng GM dùng cho gia súc. Những nghiên cứu về cây trồng GMO dùng trực tiếp cho con người, như lúa chịu hạn, chịu mặn, bổ sung thêm dinh dưỡng… dù đã nghiên cứu, nhưng chỉ dừng ở phòng thí nghiệm. Bài học về cây cà tím ở Ấn Độ vẫn còn rất rõ khi Ấn Độ cho phép trồng cây cà tím GM thì dư luận lên tiếng phản đối nên đã phải ngưng lại.
GS Paulo Paes de Andrade, Bộ môn di truyền học, Đại học liên bang Pernambuco của Brazil và cũng là thành viên Ủy ban an toàn sinh học của quốc gia này chia sẻ: để đánh giá cây trồng GM có an toàn hay không, cần phải có nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, bộ, ngành ngồi lại với nhau.
Giải pháp để tăng năng suất
GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học-kỹ thuật nông nghiệp miền Nam: “Trong khi diện tích trồng khó mở rộng hơn, thì giải pháp vẫn là áp dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất” (Ảnh: Thái Ngọc)
Là nghiệp, nhưng năm 2011 Việt Nam phải nhập khẩu 870 nghìn tấn bắp, 707 nghìn tấn đậu nành, 2,3 triệu tấn lúa mỳ… Tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2011 là 3,7 tỷ USD. Trong khi đó giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng chỉ đạt 3.5 tỷ USD.
Trong khi đó nguồn nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi có nguồn gốc ở những nước đã phổ biến và cho phép trồng cây GM. Không ai có thể cam đoan những sản phẩm nhập về này hoàn toàn không phải từ cây trồng GM.
Theo GS.TS Bửu, hiện Viện Nam có khoảng hơn 1,1 triệu ha trồng ngô, với năng suất trung bình 4,2 tấn/ha. Do vậy, nước ta phải nhập khẩu ngô với số lượng lớn. Trong khi diện tích trồng khó mở rộng hơn, thì giải pháp vẫn là áp dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất. Ngoài ngô, Việt Nam còn phải nhập đậu nành (đỗ tương), khô dầu đậu nành với số lượng hơn 3,4 triệu tấn. Trong khi đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn về đậu nành, nhưng đất lại bị ngập nước, do vậy cần có giống chịu được ngập nước, hoặc chịu hạn ở Tây Nguyên.
Theo tính toán của GS Paulo Paes de Andrade: đến năm 2020 nhờ áp dụng cây trồng biến đổi gene sẽ tiết kiệm cho Brazil được 80 tỷ USD qua việc giảm gần ba triệu tấn CO2 thải vào không khí, 1,1 triệu lít nhiên liệu nhờ ít sử dụng máy móc cho nông nghiệp; 120 nghìn tấn các hoạt chất độc hại của thuốc trừ sâu; 130 tỷ lít nước cho việc tưới tiêu…
Hiện Bộ NN-PTNT đã trồng thực nghiệm với các giống ngô biến đổi gene kháng thuốc cỏ, sâu đục thân, sâu bọ cánh vảy và kết hợp các loại biến đổi trên. Các giống ngô này do công ty Syngenta Việt Nam, Dekalb và Pioneer Hi-bred Việt Nam cung cấp. Đây là giống ngô do nước ngoài đưa gene đột biến vào, đã được công nhận và sản xuất đại trà ở một số nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.