»

Thứ tư, 30/10/2024, 18:22:35 PM (GMT+7)

Miệt mài góp phần làm sạch môi trường

(18:57:19 PM 10/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Tiến sĩ Lê Phước Cường được biết đến như người góp phần làm sạch môi trường khi đề tài được ứng dụng thành công mô hình lọc từ tính để lọc thu hồi kim loại nặng từ nhà máy xi mạ tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng.

Nhà[-]khoa[-]học[-]trẻ[-]TS.[-]Lê[-]Phước[-]Cường[-]đang[-]trong[-]phòng[-]thí[-]nghiệm[-]-[-]Ảnh:[-]Vietq

Nhà khoa học trẻ TS. Lê Phước Cường đang trong phòng thí nghiệm - Ảnh: Vietq

 

Thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu về sự lan truyền các độc chất trong môi trường tại các Khu Công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường” bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại để quan trắc môi trường như phương pháp ảnh điện 3D, nghiên cứu tích hợp hệ thống nhúng để tối ưu hoá trong kỹ thuật thăm dò địa chất, tìm ra quy luật chuyển động của vật chất bên dưới lòng đất, Tiến sĩ Lê Phước Cường được biết đến như người góp phần làm sạch môi trường khi đề tài được ứng dụng thành công mô hình lọc từ tính để lọc thu hồi kim loại nặng từ nhà máy xi mạ tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng.

Tiến sĩ Lê Phước Cường, sinh năm 1985, tốt nghiệp Tiến sỹ ngành Hóa môi trường năm 2012 tại Liên bang Nga và trở về giảng dạy tại Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Đến nay, Tiến sĩ Lê Phước Cường đang chủ trì và thực hiện chính 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và tham gia thực hiện 3 đề tài nghiên cứu hợp tác trong và ngoài nước với 25 công bố quốc tế và một bằng phát minh sáng chế do Liên bang Nga thẩm định và cấp.

Cùng với thành công của đề tài “Nghiên cứu về sự lan truyền các độc chất trong môi trường tại các Khu Công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường”, Tiến sĩ Lê Phước Cường tiếp tục đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ các hệ sinh thái tại đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu”, đề tài này đã nghiên cứu và đề xuất được các mô hình vườn rừng trên cạn và mô hình sinh thái dưới nước để bảo tồn và phát triển bền vững chất lượng môi trường sinh thái tại khu vực này…. Với những thành quả nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Lê Phước Cường được lựa chọn là một trong hơn 70 nhà khoa học trẻ tiêu biểu tham dự buổi gặp gỡ với lãnh đạo Chính phủ do Bộ Khoa Khoa học và Công nghệ lần đầu tiên tổ chức vào ngày 11/9.

Tiến sĩ Lê Phước Cường chia sẻ: Đối với người làm khoa học từ ý tưởng đến sản phẩm là cả một quá trình phấn đấu miệt mài, cảm giác mỗi khi nhận được email từ các toà soạn tạp chí SCI, SCIE về việc chấp nhận đăng công trình nghiên cứu của mình thật sự là một hạnh phúc lớn bởi những kết quả nghiên cứu của mình được ghi nhận. Bên cạnh đó, sự thành công của người làm khoa học không chỉ nhờ vào sự đam mê, những nỗ lực không biết mệt mỏi mà còn là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khác, trong đó phải là những ý tưởng mới, hay, lạ và cả sự may mắn.

Nói về thành công của bản thân, tiến sĩ Lê Phước Cường tâm sự: Là nhà khoa học trẻ, tôi ý thức được khoa học và công nghệ là chìa khóa để đưa đất nước phát triển thịnh vượng nhưng vấn đề đặt ra cho người làm khoa học là làm thế nào để lớp trẻ nắm chắc được “chìa khóa” và sử dụng có hiệu quả. Qua trải nghiệm bản thân, làm khoa học chỉ một trái tim là chưa đủ mà phải cần thêm đôi tay, cái đầu và các kỹ năng cần thiết trong thời kì hội nhập và phát triển như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm… Tuy nhiên, người làm khoa học phải biết rằng không phải lúc nào kết quả cũng đạt như ý muốn bởi những rủi ro trong khoa học, do đó, người làm khoa học phải tự tiết chế, điều khiển cảm xúc và quan trọng hơn cả là phải biết cách luôn tự động viên mình để vượt qua khó khăn, tìm ra những giải pháp dựa trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm.

Thời gian tới, Tiến sĩ Lê Phước Cường cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ hiện hành với các hướng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ quy trình trong lĩnh vực xử lý môi trường. Đồng thời, cùng nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện nhân rộng mô hình xử lý nước áp dụng công nghệ xanh thân thiện với môi trường (lọc từ tính, lọc tuyển nổi) cũng như nghiên cứu hoàn thiện, tối ưu hoá hệ thống khảo sát thăm dò địa chất bằng phương pháp ảnh điện 2D, 3D với giá thành rẻ, phục vụ thiết thực các công tác khảo sát tìm nguồn nước ngầm, tìm mộ, tìm và phát hiện các nguồn khoáng sản…

Chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của nhà khoa học trẻ tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo Chính phủ, Tiến sĩ Lê Phước Cường cho rằng: Cần kết hợp tổ chức và thúc đẩy mạnh hơn nữa các chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học hay những chương trình tương tự trong những lĩnh vực trọng điểm như: vấn đề môi trường, kỹ thuật, khoa học ứng dụng… Qua các chương trình này sẽ tìm kiếm được những nhân tài cho đất nước cũng như tìm kiếm được các ý tưởng phục vụ sự phát triển của đất nước, cũng như tạo động lực để lớp trẻ có thể đi theo con đường nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần định hướng một số trường trở thành những trường đại học nghiên cứu trọng điểm ở mỗi vùng miền, làm cơ sở tạo ra nguồn nhân lực khoa học chủ động, có chất lượng cao đồng thời tạo ra môi trường nghiên cứu lý tưởng cho các nhà khoa học trẻ phát triển…

Hoàng Linh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Miệt mài góp phần làm sạch môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI