Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Màu sắc băng Bắc Cực gắn liền với biến đổi khí hậu
(07:51:08 AM 19/02/2014)Điều này đưa ra một chu trình khép kín của biến đổi khí hậu khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên (vì nhiều lý do) khiến băng tan nhanh và băng tan lại tiếp tục làm tồi tệ thêm tình trạng biến đổi khí hậu.
Bằng cách sử dụng phương pháp đo lường bằng vệ tinh, các nhà khoa học đến từ Viện Hải dương học ở California đã tiến hành đo độ phản chiếu ánh sáng của các tảng băng vào không gian, theo đó cho thấy các lớp băng đang ngày càng mỏng và trở nên sẫm màu hơn, gấp từ 2 đến 3 lần so với dự đoán trước đó.
"Tuyết đỏ" trên sông băng Greenland ở Bắc Cực. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Nghiên cứu cũng cho thấy độ tối của các lớp băng tại Bắc Cực cũng tăng lên 8% so với giai đoạn 1979 và 2011.
Chuyên gia Ian Eisenman, đồng tác giả công trình nghiên cứu, giải thích việc băng tan nhanh vào mùa Hè đã khiến băng trở nên mỏng hơn cũng như để lộ những vùng nước màu đen của đại dương bên dưới. Điều này là nguyên nhân làm giảm khả năng phản xạ ánh sáng của biển băng, đồng nghĩa với việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao.
Theo nguyên lý của hiệu ứng Suất phản chiếu (Albedo), khi Mặt Trời chiếu xuống băng tuyết, băng sẽ phản chiếu ánh sáng và một phần nhiệt lượng sẽ tỏa lên không trung. Lớp băng càng dày, màu càng trắng thì mức độ phản chiếu càng mạnh, thậm chí mạnh gấp đôi tầng băng mỏng và gấp 10 lần mặt nước, và lượng nhiệt tỏa lên sẽ nhiều hơn. Do đó, khi tầng băng trở nên mỏng đi hay tan thành nước, sức phản chiếu ánh sáng sẽ giảm và Trái Đất sẽ phải hấp thu nhiều năng lượng Mặt Trời hơn.
Từ các lập luận khoa học gắn liền với thực tiễn nói trên, các chuyên gia đi đến kết luận tan chảy và hóa đen băng Bắc Cực vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của hiện tượng Trái Đất ấm lên. Các núi băng ở Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chóng mặt, kéo theo mực nước biển dâng cao, thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật tại đây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ven biển.
Một nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố hồi tháng 10/2013 cho thấy biển băng Bắc Cực đang tiếp tục giảm mạnh về số lượng và các lớp băng tại đây cũng trở nên mỏng đi nhanh hơn so với các vùng khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.