Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Lý giải nguyên nhân ngôi nhà có 38 lần "tự bốc cháy" ở Phú Thọ
(12:51:33 PM 25/07/2015)Nguyên nhân ngôi nhà có 38 lần tự bốc cháy ở Phú Thọ vẫn còn bí ấn -Ảnh minh họa: IE
Trong những ngày nắng nóng cao điểm, một hộ gia đình ở Tam Nông, Phú Thọ liên tục gặp tình trạng xuất hiện hàng chục đám cháy ở trong nhà. Theo các chuyên gia, rất có thể phía dưới lòng đất ở khu vực này chứa một nguồn khí phốt pho lớn, gây nên hiện tượng cháy dai dẳng.
Bốc cháy vì nắng nóng
Hiện tượng đang bỗng nhiên phát hiện ra đám cháy dù không có nguyên nhân gì về tác động của con người hay chập điện vừa mới xảy ra tại gia đình ông Nguyễn Hồng Hường và bà Bùi Thị Đoán tại xóm Tân Hưng, Thượng Nông, Tam Nông, Phú Thọ. Ngôi nhà tự bốc cháy ở Phú Thọ nằm trên một đồi cao giữa làng. Vào đợt nắng nóng vừa qua, gia đình ông liên tiếp gặp tình trạng tự nhiên bốc cháy.
Lúc 11h30 ngày 23/6/2015, trời nắng nóng khoảng 36 độ C, ông Hường thấy có đám lửa cháy quần áo bảo hộ lao động ở khu chuồng trại chăn nuôi, gia đình kêu cứu thì dân làng chạy đến dập tắt đám cháy. Trong ngày hôm đó, liên tiếp xảy ra 6 điểm cháy nữa từ 12h45 - 13h30 trong đó có 1 điểm cháy ở đống rơm.
Đến ngày 24/6, tủ quần áo trong nhà ông Hường bỗng dưng bốc cháy, ngày 25/6 cũng có một đám lửa bốc lên nghi ngút. Kể từ ngày 23/6 đến nay đã xảy ra khoảng 40 điểm cháy trong nhà, vụ cháy lớn nhất là đống rơm cao 4m bốc cháy, may mắn không có thiệt hại về người. Hiện gia đình đã phải sơ tán một chỗ khác, chuẩn bị nhiều thùng nước để dập lửa bất cứ lúc nào.
TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, đây là một hiện tượng lạ, cần phải có nghiên cứu cụ thể thì mới có thể kết luận được, cũng không loại trừ tình huống có ai đó bày trò nghịch ngợm.
Còn nếu loại trừ chắc chắn nguyên nhân đó thì phải xem xét trước đây có gặp tình trạng này không. Trong tự nhiên, chất phốt pho trắng khi gặp ánh sáng sẽ chuyển sang màu vàng, có thể tự cháy ở nhiệt độ khoảng 34 độ C. Nhiều khả năng hiện tượng bốc cháy khi trời nắng nóng có “thủ phạm” là chất phốt pho trắng này. Chất này vào ban đêm nó có thể phát quang, ngửi có mùi hôi như tỏi, hít nhiều sẽ gây ngộ độc.
Xem nền nhà có đá phốt phát không
Cũng theo TS Trần Tân Văn, phốt pho tự cháy trong khoảng nhiệt độ cao nên những đám cháy chỉ xuất hiện khi trời nắng nóng là hợp lý. Để làm rõ nguyên nhân thì phải tìm hiểu xem dưới nền đất của khu nhà có chứa phốt pho, đá phốt phát hoặc fluor – apatit) không.
Vì trong những điều kiện nhất định, nền móng đó có thể sinh ra axit photphoric và khí phốt pho. Nhờ axit đó mà khí phốt pho cũng có thể được tích lại ở thể rắn dạng sáp và có thể tự cháy. Để có kết luận chính xác thì phải khảo sát tận nơi, vì các nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra.
TS Vũ Văn Bằng, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường tia đất bảo vệ sức khoẻ cho biết, qua mô tả thì những đám cháy nhỏ, cục bộ này nhiều khả năng xuất phát từ một luồng khí bị tích tụ bên dưới lòng đất, gặp thời tiết nắng nóng, đất nứt ra khiến luồng khí này bốc hơi và bốc cháy.
Các vết nứt ở mặt đất chính là đường dẫn khí. Cần phải tìm hiểu xem dưới lòng đất ở khu vực này có các túi khí bị tích tụ lâu năm hay không. Trường hợp nếu khoan, đào gặp phải các túi khí này thì sẽ bốc cháy rất rộng chứ không phải là những đám cháy nhỏ lốm đốm kia.
Theo TS Vũ Văn Bằng, khi đã xác định được đúng nguyên nhân thì việc xử lý không có gì là quá khó. Chỉ cần đào một cái hố rộng, hút khí tập trung vào một điểm, tạo đường cho loại khí này thoát lên trên là hiện tượng cháy sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, phải có những đo đạc chính xác mới khẳng định được túi khí đó nằm ở vị trí nào, thoát lên trên để bốc cháy bằng đường nào.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.