»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:22:14 AM (GMT+7)

Loài kiến đang "bảo kê" cho cây ăn thịt

(09:42:19 AM 13/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Cây ăn thịt có thể hưởng lợi từ những dịch vụ canh gác, vệ sĩ và “đâm thuê chém mướn” của loài kiến.
Cây nắp ấm ăn thịt Nepenthes bicalcarata sống ở những khu rừng bên đầm than bùn nghèo nàn dinh dưỡng trên đảo Borneo. Nó không phải là loài ăn thịt hiệu quả lắm. Chiếc lá hình nắp ấm của chúng thiếu các vách trơn cùng chất dịch dính, mềm dẻo và ăn mòn mạnh nên khó có thể bẫy mồi hiệu quả như họ hàng của chúng.
 

Tuy nhiên, cây Nepenthes bicalcarata có sự hỗ trợ tuyệt vời từ bên ngoài, đó là loài kiến Camponotus schmitzi. Loài cây ăn thịt này có các tua căng phình ở đáy mỗi nắp ấm, vốn được những con kiến này dùng làm tổ, và nguồn thức ăn ở dạng mật hoa dành cho chúng được tiết ra ở mép nắp ấm.

Kiến[-]"bảo[-]kê"[-]cho[-]cây[-]ăn[-]thịt[-] 
 Cây Nepenthes bicalcarata - Ảnh: LiveScience

 

Đến lượt mình, những con kiến này cung cấp một loạt các dịch vụ cho cây Nepenthes bicalcarata. Chúng dọn sạch miệng nắp ấm, giúp nó đủ trơn để bắt mồi. Chúng tấn công những con mọt ngũ cốc có khả năng gặm mòn cây. Chúng di chuyển những phần còn lại của con mồi khỏi nắp ấm để không bị mục rữa ở đó. Chúng phục kích dưới vành nắp ấm và tấn công bất kỳ con mồi nào của cây nắp ấm đang ra sức thoát khỏi chiếc bẫy. Và phân của chúng làm màu mỡ cho cây nắp ấm.

 

Trước đó các nhà khoa học vẫn chưa có được bằng chứng chắc chắn về liên minh này và cho rằng có thể chỉ mỗi kiến hưởng lợi. Trong cuộc nghiên cứu mới, các chuyên gia Pháp đã so sánh 2 loại cây, có và không có kiến cư ngụ. Kết quả thu được cho thấy những cây có kiến cư ngụ “làm ăn” được hơn những cây không có. Chuyên gia nghiên cứu Vincent Bazile đến từ Đại học Montpellier 2 ở Pháp, nhận định: “Những loài kiến cộng sinh được chứng minh là rất quan trọng cho dinh dưỡng cũng như sự sinh tồn của cây chủ”.

 

Theo báo cáo được công bố trên chuyên san PLoS ONE số mới nhất, những cây ăn thịt có kiến cư ngụ mọc nhiều lá hơn và lá lớn hơn; tán lá trưởng thành chứa nitrogen nhiều  gấp 3 lần (chất dinh dưỡng này có vai trò then chốt đối với các phân tử hữu cơ như protein và ADN). Những cây có kiến cư ngụ còn có nắp ấm rộng lớn hơn và giữ được khối lượng mồi nhiều hơn. Những phân tích về chất đồng vị nitrogen cho thấy rằng nếu không có kiến cư ngụ thì các cây này có những triệu chứng suy dinh dưỡng.

 

“Sự kết hợp hỗ sinh giữa cây ăn thịt và kiến trong vương quốc thực vật là một sự thích nghi độc đáo đối với việc khai thác đất nghèo dinh dưỡng. Điều này có thể lý giải vì sao cây Nepenthes bicalcarata có tuổi thọ và tăng trưởng hiếm có, đạt đến độ cao 20 m, một kỷ lục đối với loài cây này”, Laurence Gaume, một thành viên nghiên cứu, cho biết.  

Khang Huy/ TN0
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài kiến đang "bảo kê" cho cây ăn thịt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI