Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
”Loài dơi bí ẩn” ở Việt Nam được giải mã
(16:48:21 PM 12/10/2012)
Mẫu vật được cho là dơi thùy tai to ở Pháp. Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Thống, đuôi của con dơi đã bị rút ra trong quá trình làm mẫu khô, nên mô tả của tác giả người Pháp không phản ánh xác thực đặc điểm của mẫu dơi đó. Ảnh do tiến sĩ Vũ Đình Thống cung cấp. |
Dơi thùy tai to, tên khoa học là Paracoelops megalotis, thuộc họ dơi nếp mũi. Nhiều chuyên gia và một số tổ chức trong và ngoài nước tốn không ít thời gian và tiền bạc tìm kiếm chúng trong tự nhiên Việt Nam nhưng không thu được kết quả. Cho đến nay thông tin về dơi thùy tai to gần như không có trong các tài liệu ghi chép, ngoài thông tin sơ sài về đặc điểm và chỉ có ở thành phố Vinh, Nghệ An.
Mãi tới gần đây, tiến sĩ Vũ Đình Thống, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng các cộng sự ở Anh, Pháp, Đức, Cộng hòa Ailen mới làm sáng tỏ sự thật ít ai ngờ tới. Dơi thùy tai to thực chất không tồn tại, mà là kết quả từ nghiên cứu chưa cẩn thận của nhà khoa học người Pháp có tên André David-Beaulieu.
Năm 1945, André David-Beaulieu thu mẫu một con dơi ở Vinh. Mẫu vật đó được xử lý thành tiêu bản mẫu khô với số hiệu MNHN-ZM 1947-644 để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp.
Năm 1947, ông Jean Dorst, khi đó là giám đốc bảo tàng trên sau khi phân tích và mô tả mẫu vật cho biết, mẫu dơi đó thuộc họ dơi nếp mũi (Hipposideridae). Chúng khác với tất cả những loài dơi đã biết. Cụ thể, trong họ dơi nếp mũi, chỉ duy nhất giống Coelops không có đuôi và màng đuôi kém phát triển.
Trong khi đó, mẫu dơi thu ở Vinh giống Coelops ở chỗ không có đuôi, nhưng khác ở đặc điểm có màng đuôi rất phát triển. Vì vậy, ông Jean Dorst phân loại mẫu dơi đó thuộc một giống mới với tên khoa học là Paracoelops (“Para” trong tiếng Latinh có nghĩa là “tương tự”, “song song”…).
Mặt khác, mẫu dơi ở Vinh có loa tai rất phát triển nên ông đặt tên loài là “megalotis” (“mega” có nghĩa là to, rộng, “lotis” có nghĩa là loa tai).
Từ đó, loài dơi thùy tai to tồn tại với tên khoa học là Paracoelops megalotis.Chúng được đánh giá là một giống và loài dơi đặc hữu của Việt Nam vì không có bất kỳ ghi nhận bổ sung nào trên phạm vi toàn thế giới. Để tìm kiếm Dơi thùy tai to, nhiều dự án điều tra với quy mô lớn thực hiện ở các khu vực khác nhau thuộc miền trung.
Trong Danh lục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), dơi thùy tai to đã được xếp ở cấp cực kỳ nguy cấp từ năm 1996 đến năm 2007 và ở cấp thiếu dẫn liệu từ năm 2008 đến nay.
Dơi nếp mũi xinh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Ảnh do tiến sĩ Vũ Đình Thống cung cấp. |
Tuy nhiên, mới đây, công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Zootaxa ngày 3/10 của tiến sĩ Vũ Đình Thống và cộng sự đã làm sáng tỏ dơi thùy tai to không có thật.
Hai năm trước, ngày 7/7, tiến sĩ Thống đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp để kiểm tra mẫu khô của dơi thùy tai to thu được ở Vinh MNHN-ZM 1947-644.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô tả của Jean Dorst không phản ánh xác thực đặc điểm của mẫu dơi đó. Thực tế, đuôi của con dơi bị rút ra trong quá trình làm mẫu khô. Trên màng đuôi, dấu vết của đuôi không hiện ở mặt bụng nhưng hiện rõ trên mặt lưng. Mặt khác, kích cỡ và đặc điểm của loa tai tương tự như tai của một số loài dơi từng biết ở Việt Nam.
"Căn cứ vào những dẫn liệu chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu trúc xương và răng của mẫu vật, chúng tôi kết luận, giống Paracoelops và loài Paracoelops megalotis thực chất là kết quả phân loại sai một mẫu vật không hoàn chỉnh thuộc loài dơi nếp mũi xinh, tên khoa học Hipposideros pomona", tiến sĩ Thống nói.
Theo tiến sĩ Thống, khác với thông tin dơi thùy tai đỏ chỉ có ở Việt Nam, dơi nếp mũi xinh lại rất phổ biến. Ở Việt Nam, chúng phân bố ở Hòa Bình, Đà Nẵng, Lâm Đông, Kiên Giang... Trên thế giới, chúng có mặt ở Myanmar, Indonesia, Malaysia.
Dơi nếp mũi xinh có chiều dài thân 40,5 mm, dài đuôi 30,6mm. Loài này sống thành tập đoàn trong hang động hay đường hầm, ống cống. Chúng treo mình trên trần hang và thải phân xuống thành từng lớp dày. Thức ăn của chúng là muỗi và côn trùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.