Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Lỗ hổng trên Viber cho phép truy cập hoàn toàn điện thoại Android 

(18:12:34 PM 02/05/2013)
Lỗ hổng trên Viber cho phép truy cập hoàn toàn điện thoại Android- Ảnh: Bkav
Viber là một ứng dụng OTT (over-the-top) cho mobile, cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí. Riêng trên kho ứng dụng Google Play, số người cài đặt Viber từ 50 triệu đến 100 triệu. Như vậy, số người dùng đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng không dừng lại ở 50 triệu, mà có thể lên tới hàng trăm triệu trên toàn cầu. Tại Việt Nam số smartphone có thể mắc lỗ hổng này cũng lên tới hơn 3,5 triệu máy (Viber có 3,5 triệu người dùng tại Việt Nam tính tới tháng 3/2013).
Khai thác lỗ hổng trên Viber để vượt qua màn hình khóa của các điện thoại Android rất đơn giản, dù đối với mỗi dòng máy, phương thức khai thác có khác nhau đôi chút. Chỉ cần vài thao tác với các popup tin nhắn mới của Viber, kết hợp cùng một số thủ thuật nhỏ như sử dụng Notification Bar (thanh thông báo) của điện thoại, gửi tin nhắn Viber cho nạn nhân, kẻ xấu có thể truy cập hoàn toàn thiết bị và sử dụng mọi ứng dụng, tính năng trên điện thoại giống như chủ nhân của máy.
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Bkav, phân tích: “Cách Viber xử lý popup tin nhắn để đưa ra ngoài màn hình khóa không phải là cách làm thông thường, dẫn tới việc không kiểm soát được logic lập trình và gây ra lỗ hổng. Sự nguy hiểm của loại lỗ hổng này là kẻ xấu có thể cài đặt các phần mềm nghe lén, gián điệp lên điện thoại hoặc đánh cắp dữ liệu mà người sử dụng không hề hay biết”.
Trả lời trên PC Magazine (Mỹ), đại diện Viber đã xác nhận lỗi này và cho biết Công ty đang tiến hành khắc phục (http://securitywatch.pcmag.com/security/310678-viber-exploit-lets-hackers-unlock-your-android-phone). Trong khi nhà sản xuất chưa đưa ra bản vá chính thức, Bkav khuyến cáo điện thoại di động nên là vật bất ly thân và không được để người khác dù quen biết, tùy ý sử dụng. Đồng thời, người dùng nên thường xuyên theo dõi thông tin để cập nhật bản vá ngay khi được đưa ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)