Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Làm gì để ngăn sự ấm lên toàn cầu ?
(09:21:43 AM 02/10/2013)
Ảnh: Paul Nicklen
Cho dù chúng ta dừng việc thải khí nhà kính (GHGs) ngày nay, Trái Đất vẫn ấm lên một độ F hoặc hơn. Nhưng những gì chúng ta làm từ nay về sau sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta, các nhà khoa học dự đoán rằng Trái Đất chỉ có thể ấm lên khoảng từ 2,5 đến nhiều nhất là 10 độ F.
Một mục tiêu thường được nhắm đến là ổn định nồng độ khí nhà kính từ khoảng 450 đến 550 phần triệu, hoặc gấp đôi mức tiền công nghiệp. Đây cũng chính là lý do nhiều người nghĩ rằng ảnh hưởng của các tác động của sự thay đổi khí hậu là có thể tránh được. Nồng độ hiện tại là khoảng 380 triệu, có nghĩa là không còn nhiều thời gian để mất. Theo IPCC, chúng ta phải giảm lượng khí thải nhà kính từ 50% đến 80% trong thế kỷ tiếp theo để đạt đến mức này .
Phải chăng điều này là có thể?
Nhiều người dân và chính phủ đã nỗ lực để giảm lượng khí nhà kính, và tất cả mọi người đều có thể giúp đỡ.
Hai nhà nghiên cứu Stephen Pacala và Robert Socolow tại Đại học Princeton đã đề nghị một phương pháp tiếp cận mà họ gọi là “mũi nhọn cân bằng”. Điều này có nghĩa là nên giảm khí thải nhà kính từ nhiều nguồn khác nhau với các công nghệ sẵn có trong vài thập kỷ tới hơn là dựa vào chỉ một sự thay đổi rất lớn trong một khu vực duy nhất. Họ đề nghị 7 “mũi nhọn” để có thể giảm khí thải. Và kết hợp tất cả chúng lại với nhau thì có thể giữ lượng khí thải ở mức xấp xỉ hiện tại trong 50 năm tới. Điều này sẽ mở ra một con đường tiềm năng để ổn định khí nhà kính ở mức 500 phần triệu.
Có rất nhiều “mũi nhọn” có thể áp dụng, bao gồm việc cải thiện hiệu quả năng lượng và tiết kiệm nhiên liệu xe (do đó ít năng lượng phải được sản xuất), tăng năng lượng gió và mặt trời, hydro được sản xuất từ các nguồn nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học (được sản xuất từ cây trồng), khí tự nhiên, và điện hạt nhân. Ngoài ra còn có khả năng nắm bắt được lượng khí CO2 thải ra từ nhiên liệu hóa thạch và lưu nó dưới lòng đất, quá trình này được gọi là "cô lập cacbon”.
Ngoài việc giảm lượng khí chúng ta thải ra, ta cũng có thể tăng lượng khí hấp thu từ bầu khí quyển. Như các loài thực vật hấp thụ khí CO2 khi chúng lớn lên, đó chính là quá trình “cô lập cacbon” tự nhiên. Tăng đất lâm nghiệp và thay đổi cách chúng ta trồng trọt có thể làm tăng lượng cacbon chúng ta đang lưu trữ.
Tuy vậy, một số các công nghệ này cũng có nhiều nhược điểm, và các cộng đồng khác nhau sẽ đưa ra quyết định khác nhau về việc làm thế nào mà chúng có thể giúp họ. Nhưng tin tốt lành là có rất nhiều lựa chọn để có thể có được một con đường ổn định cho khí hậu toàn cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.