Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Khoảng 5.500 sông băng Everest có thể biến mất vì biến đổi khí hậu
(08:41:41 AM 30/05/2015)
Biến đổi khí hậu khiến băng tan chảy và các sông băng có nguy cơ biến mất. Ảnh: Alamy
Nhóm nghiên cứu đến từ Nepal, Pháp và Hà Lan cho biết nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, đến năm 2100, 5.500 sông băng ở vùng Hindu Kush-Himalaya sẽ tan chảy và mất đi khoảng 70-99%.
Đây là nghiên cứu đầu tiên dự đoán ảnh hưởng của các sông băng ở Himalaya trong điều kiện nhiệt độ tăng. Điều này phụ thuộc lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia và cách lượng khí thải này ảnh hưởng đến nhiệt độ, lượng tuyết và lượng mưa trong khu vực. Theo đó, nhiệt độ tăng không chỉ tăng tỷ lệ tuyết và băng tan mà còn ảnh hưởng đến lượng mưa do tuyết tạo thành tại những độ cao nhất định, nơi tập trung sông băng.
Các chuyên gia nghiên cứu chủ yếu ở các dải băng ở lòng chảo Dudh Kosi, thuộc dãy Himalaya trên đất Nepal và nhận định những sông băng ở thấp hơn sẽ tan nhanh hơn. Mức đóng băng hồi tháng một là 3.200 m và 5.500 m vào tháng 8. Theo nhà khoa học Walter Immerzeel của Đại học Utrecht (Hà Lan), đến năm 2100, mức đóng băng sẽ cao thêm 800-1.200 m. Điều này không chỉ giảm lượng tuyết tích tụ trên các dải băng mà còn khiến trên 90% diện tích đất được băng bao phủ lộ ra trong những tháng nóng.
Ngành nông nghiệp cũng như thủy điện sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do băng tan. Hiện nay, cuộc sống của hơn một tỷ người dân châu Á phụ thuộc vào những con sông bắt nguồn từ dải băng trên các đỉnh núi của dãy Himalaya. Tốc độ tan chảy nhanh hơn sẽ khiến dòng chảy tăng lên, tuy nhiên lượng nước chảy xuống từ các dải băng sẽ giảm dần trong những mùa nóng. Băng tan cũng ảnh hưởng đến việc kiến tạo và mở rộng của các hồ vốn hình thành nhờ băng tuyết. Lở tuyết và động đất có thể làm vỡ đập, gây lũ lụt nghiêm trọng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.