(Tin Môi Trường) - Theo Tổ chức Clean Up Australia Day, chai nhựa mất đến 1.000 năm để phân hủy và khi được thải ra môi trường biển, chúng vỡ ra thành từng mảnh nhỏ, giết chết những sinh vật biển nhầm rác với thức ăn.
Chú hải cẩu vô tư ngậm chai nhựa cũ kỹ - Ảnh: Glogster
Jeff Dondero, tác giả cuốn The Energy Wise Home: Practical Ideas for Saving Energy, Money, and the Planet (tạm dịch Ngôi nhà khôn ngoan về năng lượng: Những ý tưởng thiết thực để tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và giải cứu hành tinh, 2017) nhấn mạnh: 90% giá
của một chai
nước nằm ở việc đóng chai, đóng gói, vận chuyển, quảng cáo chứ không phải ở chất lượng
nước trong chai.
Tiện lợi hay tai hại?
Trong quyển Bottled and Packaged Water: Volume 4 (tạm dịch Nước đóng chai và đóng gói: Tập 4) thuộc series "The Science of Beverages" (tạm dịch "Khoa học về đồ uống") xuất bản năm 2019 do Alexandru Grumezescu và Alina-Maria Holban biên soạn, một nghiên cứu dẫn chứng cho thấy: hầu hết người mua
nước đóng chai vì yếu tố sức khỏe nhưng lại không hề biết nguồn gốc
của nước trong chai.
Những năm gần đây, mức tiêu thụ
nước đóng chai trên toàn thế giới tăng vọt. Trước đây,
nước đóng chai chỉ dành cho những người giàu có, du khách... giờ đã phổ biến trong cộng đồng.
Có nhiều lý do để người tiêu dùng chọn mua
nước đóng chai, trong đó có các yếu tố thương hiệu, kích thước đóng gói, hình dáng, mức độ tiện lợi, độ bền, giá tiền... Từ đó, các công ty sản xuất
nước uống đóng chai lựa chọn phương thức để quảng cáo sản phẩm
của mình với ý tưởng đa dạng: đề cao thương hiệu, nhấn mạnh vào yếu tố sức khỏe
của người dùng...
Jeff Dondero cho biết tỉ lệ tái chế chai nhựa PET tại Mỹ chỉ ở mức 23%. Để sản xuất được 1 gallon
nước đóng chai (khoảng 3,7 lít) cần đến 3 gallon
nước (khoảng 11,3 lít). Trong đó, 1,85 gallon (khoảng 7 lít) được dùng để sản xuất chai nhựa.
Vì là quá trình sản xuất hóa học nên lượng
nước thải ra không còn sử dụng được nữa. Cũng theo Jeff, năng lượng sử dụng để sản xuất
nước đóng chai có thể được dùng để vận hành hoạt động
của 190.000 căn nhà một năm. So với cùng một lượng
nước máy, năng lượng để sản xuất và vận chuyển
nước đóng chai đến tận nhà người tiêu dùng cao gấp 1.000-2.000 lần.
Hiện nay, người Mỹ uống
nước đóng chai nhiều hơn bất cứ loại
nước nào khác như sữa, cà phê hay bia. Mỗi năm, thế giới có khoảng 50 tỉ chai
nước được tiêu thụ, trong đó Mỹ tiêu thụ khoảng trên 30 tỉ chai, tương đương 60% lượng
nước đóng chai trên toàn thế giới, trong khi dân số chỉ chiếm khoảng 4,5% số dân toàn cầu.
Mỗi giây, ở Mỹ có khoảng 1.500 chai
nước được tiêu thụ, và lượng chai
nước sử dụng mỗi ngày đủ để trải dài từ San Francisco đến New York.
Chung tay chống nước đóng chai nhựa
Trong quyển Nước đóng chai và đóng gói: Tập 4, các tác giả kể: từ năm 2009, thị trấn Bundanoon, tiểu bang New South Wales (Úc) trở thành thị trấn đầu tiên trên thế giới cấm bán
nước đóng chai. Năm 2013, thị trấn Concord thuộc bang Massachusetts trở thành thị trấn đầu tiên tại Mỹ cấm bán
nước đóng chai dùng một lần.
Phong trào này lan ra các trường đại học, thành phố, địa điểm giải trí và công viên ở các khu vực khác như thành phố San Francisco, sở thú Houston hay công viên
nước bang Texas.
Dù Hiệp Hội
nước đóng chai quốc tế (IBWA) báo cáo mức tiêu thụ
nước đóng chai tăng, nhưng thực tế Mỹ đã ban hành lệnh cấm bán loại sản phẩm này ở nhiều mức độ trên khắp quốc gia nhằm khuyến khích người dân sử dụng các loại chai dùng nhiều lần, giảm lượng rác thải nhựa.
Sở thú Houston nhận thấy năm 2017, việc cấm sử dụng
nước đóng chai dùng một lần đã giúp giảm lượng rác thải
của nơi này gần 300.000 chai mỗi năm. Du khách có thể đong đầy bình tại các trạm cung cấp nước, mua các loại chai
nước làm từ nhôm, chai
nước làm từ 100% giấy có khả năng tái chế.
"Người dân cực kỳ ủng hộ sự thay đổi này và cho chúng tôi cơ hội được giải thích về mục đích
của việc làm. Đây là những hành động nhỏ mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện để cứu động vật trong tự nhiên. Càng nhiều người tham gia, thiên nhiên hoang dã càng được cải thiện" - Becky Wallace, giám đốc truyền thông
của sở thú Houston, nhận định.
Tại Singapore, Tổ chức Wildlife Reserves Singapore (WRS) năm 2017 cũng cho lắp đặt 27 trụ phân phối
nước tại 4 công viên
của mình quản lý nhằm khuyến khích sử dụng chai
nước dùng nhiều lần thay vì chai nhựa.
Một năm sau đó, tất cả các cửa hàng giải khát và thực phẩm do WRS vận hành đều ngưng bán
nước đóng chai, thay bằng
nước chứa trong hộp giấy carton, đồng thời bỏ luôn ống hút.
Trả lời phỏng vấn
của Đài Channel News Asia, Shane Snyder - giám đốc điều hành Viện nghiên cứu môi trường và
nước Nanyang (NEWRI) thuộc ĐH Công nghệ Nanyang - nhấn mạnh vấn đề chính khiến người tiêu dùng có xu hướng mua
nước đóng chai hơn uống
nước tại vòi là sự tiện lợi.
"Thử nghĩ nếu bạn đang chạy bộ ngang qua cửa hàng tiện lợi, sẽ tiện hơn rất nhiều nếu mua chai
nước thay vì mang theo chai
nước dùng nhiều lần và phải rửa nếu chai bị dơ. Người dùng cũng thích uống
nước lạnh hơn là hứng
nước thường từ vòi" - ông Snyder nhận định.
Yếu tố tiện lợi cũng được đặt ra ở các khu vực ăn uống. "Bao nhiêu khu ăn uống có sẵn vòi lấy nước?" - Ravi Krishnaswamy, phó chủ tịch cấp cao về năng lượng và môi trường
của Công ty tư vấn Frost & Sullivan khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hỏi.
"Nếu bạn không thấy điểm cấp nước, vậy bạn định sẽ làm gì, đặc biệt là khi các loại
nước giải khát ít đường được quảng cáo nhan nhản? Lựa chọn khác chính là mua
nước thôi" - ông đặt vấn đề.
Từ đó, cả hai nhà phân tích kết luận: mấu chốt
của việc thay đổi thói quen người dùng chính là cung cấp thêm nhiều trạm cấp
nước công cộng. "Tốt hơn nếu đó là
nước lạnh, nếu có thể thì có cả
nước ấm", giám đốc Shane Snyder gợi ý và nói thêm rằng một vòi
nước có thiết kế thông minh cho việc lấy
nước cũng góp phần thu hút người dùng hơn.
Giáo dục cộng đồng là yếu tố đáng cân nhắc thay vì chỉ dừng lại ở việc nâng cao ý thức về vấn đề rác thải nhựa. Ông Krishnaswamy nhấn mạnh nên bắt đầu giáo dục ở lứa tuổi thiếu niên, đặc biệt là tại trường học.
"Học sinh ngày nay có xu hướng chú ý và ý thức về các vấn đề này nhiều hơn. Trường học nên cân nhắc không bán
nước đóng chai để phát triển thói quen ngay từ sớm" - ông nói.
Vừa qua, chiến dịch "Drink Wise, Drink Tap" (Uống
nước thông minh, uống
nước máy) do nhóm sinh viên năm cuối ĐH Công nghệ Nanyang thực hiện được Bộ trưởng cao cấp về môi trường và tài nguyên
nước Singapore Amy Khor khen ngợi là "đơn giản nhưng tỏa sáng".
Cũng trong chiến dịch này, nhóm sinh viên phát hiện rằng yếu tố tâm lý là một trong các rào cản ngăn người tiêu dùng sử dụng
nước từ vòi, trong đó nhiều người ngại uống
nước nơi công cộng nếu môi trường xung quanh nơi đặt vòi
nước không sạch sẽ.
Những vòi nước uống công cộng sẽ góp phần hạn chế đáng kể chai nước nhựa - Ảnh: jooinn
Sự bùng nổ của nước đóng chai
- Năm 1622, lần đầu tiên
nước được đóng trong chai thủy tinh để bán tại Nhà máy đóng chai Holy Holy
của Anh.
- Năm 1783, Johann Jacob Schweppe, một nhà sản xuất đồng hồ người Đức gốc Thụy Sĩ, đã phát triển thành công quy trình sản xuất
nước khoáng có gas đóng chai tại Geneva, sau đó sáng lập nên Công ty Schweppes.
- Năm 1809,
nước khoáng có gas bắt đầu bùng nổ tại Mỹ. Thời điểm này, người dân vì sợ nhiễm bệnh dịch tả và thương hàn lây lan qua nguồn
nước máy đã đổ xô đi mua
nước đóng chai. Năm 1905, một bác sĩ người Anh sử dụng clo để tiêu diệt vi khuẩn trong nước, góp phần chấm dứt dịch bệnh thương hàn. Nhu cầu mua
nước đóng chai cũng từ đó giảm hẳn.
- Năm 1973, nhà phát minh người Mỹ Nathaniel Wyeth chính thức được cấp bằng sáng chế với sản phẩm chai
nước làm từ vật liệu nhựa polyethylene terephthalate (PET). Đây là những chai nhựa đầu tiên có thể chịu được áp lực
của carbonat, chai không bị phồng lên hoặc làm bay hơi gas, rẻ hơn rất nhiều so với chai thủy tinh.
- Từ 1977-1981, thương hiệu
nước khoáng đóng chai tự nhiên
của Pháp Perrier bắt đầu tung ra hàng loạt quảng cáo in và trên truyền hình, đánh dấu thời điểm
nước đóng chai bắt đầu sự thống trị về mặt thương mại.
- Đầu những năm 2000, cuộc chiến giữa
nước máy và
nước đóng chai trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhiều công ty giải khát đánh vào nỗi sợ bệnh tật và ô nhiễm
của người tiêu dùng từ nguồn
nước máy để khuyến khích họ chuyển sang sử dụng
nước đóng chai.
- Theo IBWA, từ năm 2000 đến 2011, cân nặng trung bình
của một chai
nước bằng nhựa PET đã giảm 47,7%, còn 9,89 gram với nỗ lực làm giảm lượng nhựa thải ra môi trường, cũng như tiết kiệm lượng nhựa sử dụng.
- Năm 2016, theo IBWA,
nước đóng chai thậm chí vượt qua
nước ngọt có gas, trở thành loại đồ uống lớn nhất theo khối lượng tại Mỹ. Năm 2018, doanh thu
nước đóng chai đạt 18,4 tỉ USD và người Mỹ tiêu thụ khoảng 14 tỉ gallon
nước đóng chai, tăng 4,9% so với năm 2017. Hầu như tất cả các loại
nước đóng chai được bán ở Mỹ đều có nguồn gốc trong nước, nhập khẩu chỉ chiếm 1% thị trường.