»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:09:40 AM (GMT+7)

GS.TS Vũ Hoan: Cả cuộc đời gắn bó với khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường Việt Nam

(20:46:13 PM 15/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Có thể khẳng định: GS.TS Vũ Hoan - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội là một con người đã gắn bó cả cuộc đời với khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường Việt Nam.

LTS: Là người con của vùng đất ngập nước Ninh Bình, khi lớn lên được theo học các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp ở nước ngoài, nên hơn nửa thế kỷ qua, dù ở cương vị nào (cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, hay lãnh đạo tổ chức Hội) Giáo sư Vũ Hoan đều coi sự nghiệp khoa học bảo vệ môi trường là hạnh phúc của cuộc đời. Không chỉ giữ vai trò người đứng đầu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hà Nội, GS.TS Vũ Hoan còn tích cực tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Thủ đô và các địa phương khác trên địa bàn cả nước, do Hội BVTN&MT Việt Nam tổ chức. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết: “Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hoan: sự nghiệp khoa học là hạnh phúc của cuộc đời ông” và một số hình ảnh của Giáo sư do phóng viên của Hội đã ghi được trong thời gian gần đây, như một sự tri ân vị Giáo sư đáng kính. 

 

GS.TS[-]Vũ[-]Hoan:[-]Cả[-]cuộc[-]đời[-]gắn[-]bó[-]với[-]khoa[-]học[-]kỹ[-]thuật[-]và[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam
 
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hoan là người đã ở cương vị lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội (LHH) đủ cả 6 nhiệm kỳ; trong đó 5 nhiệm kỳ trước, ông liên tục là Phó chủ tịch LHH và nhiệm kỳ VI (2009-2014) Giáo sư được bầu giữ cương vị Chủ tịch LHH. Trong suốt hành trình đó, cùng với các đồng sự của mình, GS.TS Vũ Hoan đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của LHH, phát huy vai trò ngày càng to lớn của đội ngũ trí thức Thủ đô.
 
Cả cuộc đời phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp khoa học, vượt lên những khó khăn, những thử thách không nhỏ và luôn gắn mình với thực tiễn cuộc sống, tiến sỹ Vũ Hoan, bằng những thành quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng thực tiễn, đã thể hiện sâu sắc nhiệt tâm và tình yêu khoa học của mình; trở thành một nhà khoa học giàu năng lực, được mọi người trân trọng, quý mến.
 
Với mỗi người, sự rèn luyện và  ý chí vươn lên của bản thân bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất đưa đến thành công trong sự nghiệp. Đối với GS.TS. Vũ Hoan, yếu tố ấy còn gắn liền với phẩm chất của một con người mà ngay từ khi còn trẻ tuổi đã luôn rực cháy khát vọng cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho cộng đồng, cho đất nước.
 
Năm 17 tuổi, chàng thanh niên Vũ Hoan đã trở thành “anh Bộ đội Cụ Hồ”. Thời gian trong quân ngũ tuy không nhiều, nhưng đã giúp anh rèn luyện để có thêm nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Sau 3 năm tham gia quân đội, năm 1956 anh được Quân đội cho chuyển ngành và ngay sau đó thi đỗ vào Trường Đại học Nông Lâm Hà Nội, là một trong mấy trường Đại học đầu tiên được thành lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc.
 
Sinh ra và lớn lên từ một vùng quê thuần nông – xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - chàng sinh viên đại học Vũ Hoan ngày ấy đã không quản khó nhọc, mỗi khi có dịp là lại lặn lội ra đồng với những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội phổ biến cho bà con về kỹ thuật nông nghiệp như xử lý giống lúa bằng 3 sôi 2 lạnh, lọc hạt giống lúa tốt bằng nước bùn, làm phân xanh, cấy dầy vừa phải; rồi tham gia vận động nông dân vào tổ đổi công giúp nhau sản xuất...Thực tiễn ấy đã giúp chàng sinh viên Vũ Hoan rất nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện, nhất là việc củng cố, mở rộng và hiểu sâu những kiến thức đã học, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu khoa học sau này...Hơn 50 năm đã trôi qua kể từ những năm tháng gian truân đó, nhưng bao nhiêu kỷ niệm đẹp vẫn còn nguyên trong ký ức của GS-TS. Vũ Hoan đến bây giờ.
 
Về sau, khi đã trở thành một nhà giáo, một cán bộ khoa học, ông  vẫn không xa rời những cánh đồng, những mảnh ruộng, vẫn sẵn sàng “chân lấm tay bùn” cùng những  người nông dân Hà Nội với mong muốn làm sao để năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng được nâng cao. Bởi ông hiểu rằng, khoa học- kỹ thuật chính là yếu tố then chốt cho sự phát triển của sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng.
 
Trong gần 60 năm trời gắn bó với sự nghiệp khoa học kỹ thuật của Thủ đô, GS.TS.Vũ Hoan đã có 24 năm giảng dạy tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 12 năm làm Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật, Phó giám đốc Sở khoa học và công nghệ môi trường thành phố, 27 năm làm Phó chủ tịch ( kiêm nhiệm ) và Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật thành phố Hà Nội. Hoạt động khoa học của ông rất đa diện và phong phú, ở nhiều cấp độ khác nhau, nhiều cương vị khác nhau...Đó là một quá trình lao động hết sức nghiêm túc, miệt mài, sáng tạo; một quá trình không đơn thuần bó hẹp trong công tác nghiên cứu khoa học mà luôn có tầm mở; vì thế tri thức và hiểu biết của ông cũng rất sâu rộng.
 
Thời kỳ giảng dạy ở Tr­ường Đại học Nông nghiêp Hà Nội, GS. Vũ Hoan làm Chủ nhiệm khoa Nông học, tham gia Đảng ủy viên của BCH Đảng bộ tr­­ường và là Chủ tịch Công đoàn trường. Từ năm 1986 chuyển về thành phố Hà Nội công tác, GS. Vũ Hoan đã qua nhiều cương vị khác nhau  như: Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ và môi trường; tham gia các Hội khoa học kỹ thuật của Trung ­ương và Hà Nội. Bên cạnh đó, ông còn giữ các cương vị: Phó Chủ tịch Hội các Ngành sinh học Việt Nam; Chủ tịch Hội các ngành sinh học Hà Nội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Thủ đô; Ủy viên BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trư­­ờng Việt Nam; Ủy viên thư­­ờng vụ Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam; Ủy viên BCH Hội ngư­ời Cao tuổi Việt Nam; Phó chủ tịch không chuyên trách Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Hiện tại, ông là Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT Hà Nội...Dù làm gì, ở đâu, ông cũng làm việc và sống hết mình với hoạt động khoa học, hoạt động xã hội. Sự hết mình cũng là cái Tâm của con người.
 
Cũng vì vậy mà từ rất sớm trên bước đường làm khoa học của mình, GS -TS.Vũ Hoan đã tích cực tham gia các hoạt động khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường; các hoạt động đó của ông luôn gắn với thành phố Hà Nội.
 
GS.TS[-]Vũ[-]Hoan:[-]Cả[-]cuộc[-]đời[-]gắn[-]bó[-]với[-]khoa[-]học[-]kỹ[-]thuật[-]và[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam
 
Ngay từ những năm 1957-1958-1959, khi còn là sinh viên, ông  đã xuống các HTX nông nghiệp ở huyện Thanh trì tham gia hướng dẫn và phổ biến về xây dựng tổ đổi công, kỹ thuật trồng lúa dầy vừa phải, làm phân xanh và bón phân hữu cơ cho lúa và phương pháp xử lý giống lúa... Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông càng gắn bó nhiều hơn, thiết thực hơn với thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1964 đến 1968, ông thường xuyên bám sát đồng ruộng, nhiều lần dẫn hàng trăm sinh viên xuống các HTX nông nghiệp ở Thanh Trì và một số nơi khác để các em tìm hiểu thực tế, gắn học với hành; đồng thời ông nghiên cứu và hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh hại cà chua và rau, phổ biến và thử nghiệm kỹ thuật trồng rau mới, kỹ thuật thâm canh lúa...Ông  là người đầu tiên nghiên cứu thành công cách phòng chống bệnh mốc sương cà chua, đã cứu hàng trăm hecta cà chua và khoai tây ở ngoại thành Hà Nội thoát bệnh; biện pháp này ngày nay vẫn được áp dụng. Không chỉ có vậy, ông còn nhiệt tình hướng dẫn nông dân nuôi bèo hoa dâu, trồng cây phân xanh, áp dụng kỹ thuật gieo cấy mới...Thiếu niềm đam mê khoa học thì không thể có được những hoạt động thiết thực như vậy.
 
Những năm từ 1972 đến 1986, Giáo sư Vũ Hoan tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn nông dân phòng trừ các bệnh hại rau, màu, lúa, ngô, đảm bảo cho mùa màng thu hoạch. Trong thời gian đó, ông thương xuyên thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn nông dân làm mạ sân, mạ khô, làm phân luống, cấy lúa thẳng hàng, đưa các giống lúa, ngô, đậu tương vào cơ cấu cây trồng của các huỵện ngoại thành, góp phần nâng cao giá trị và thu nhập trong nông nghiệp.
 
Cuộc đời làm khoa học của Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Hoan không bó hẹp mà luôn thể hiện sự đa dạng trong công tác nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào thực tiễn. Không những trực tiếp nghiên cứu, ông còn làm chủ nhiệm nhiều đề tài, nhiều chương trình khoa học phục vụ tốt cho công cuộc phát triển của thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
 
Là một cán bộ khoa học của thủ đô Hà Nội, GS-TS. Vũ Hoan thường xuyên tham gia nghiên cứu cũng như thực hiện việc chuyển giao khoa học và công nghệ vào thực tế sản xuất. Trong đó, ông đã trực tiếp là Chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học; như: Chủ nhiệm đề tài “Điều tra cơ bản nguồn gien sinh vật của Hà Nội”; Chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm các đề tài về môi trường (điều tra môi trường, kỹ thuật môi trường và xử lý môi trường), các đề tài về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; Chủ nhiệm dự án “Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng ( VIE 89/034 ) của thành phố Hà Nội”; Chủ nhiệm đề tài “Điều tra đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội đến việc phát triển của ngành du lịch Hà Nội ”; Chủ nhiệm chương trình rau sạch - là người đầu tiên đề xuất và tập hợp các nhà khoa học cùng nghiên cứu về rau sạch của Hà Nội cũng như của cả nước, thời gian suốt từ năm 1992 đến năm 1997; trên cơ sở đó giúp các cấp, ngành nghiên cứu ban hành các quy định về tiêu chuẩn rau sạch, cửa hàng bán rau sạch, quy trình tiêu chuẩn sản xuất rau sạch của 22 loại rau; tư vấn giúp thành phố Hà Nội xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất rau sạch...Trong lĩnh vực SX nông nghiệp và bảo vệ môi trường, những đóng góp của GS Vũ Hoan là không nhỏ.
 
Từ năm 1997 đến nay, Giáo sư- Tiến sĩ Vũ Hoan cùng với nhiều nhà khoa học khác đã thực hiện việc đưa công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM vào sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ông cũng trực tiếp và cùng với cán bộ khoa học hướng dẫn, chuyển giao cho hàng vạn người là nông dân, thanh niên, phụ nữ các huyện ngoài thành những kiến thức về bảo vệ môi trường và biện pháp kỹ thuật giúp tăng năng suất cây trồng.
 
Công nghệ vi sinh còn được ông và các đồng nghiệp của mình phát huy ở một số lĩnh vực khác một cách hữu hiệu. Năm 2003-2004 khi dịch cúm gia cầm H5N1 phát sinh, ông và các cộng sự đã  nghiên cứu và đề xuất biện pháp sử dụng Công nghệ EM kết hợp với khói bồ kết trong việc xử lý dịch; tổ chức hội thảo và trực tiếp hướng dẫn biện pháp đó trên VTV1 để nhân dân thực hiện. Cuối năm 2008, thành phố bị úng ngập nghiêm trọng, ông cũng đề xuất với thành phố dùng công nghệ EM để xử lý môi trường, cùng với các ban ngành liên quan trực tiếp tổ chức chuyển giao kỹ thuật và đã sử dụng hơn 3 tấn sản phẩm vi sinh của công nghệ EM để xử lý môi trường ở một số huyện của tỉnh Hà Tây cũ và Quận Hoàng Mai. Không những vậy, trong những năm từ 2000 đến 2004, Giáo sư Vũ Hoan còn tham gia trực tiếp xây dựng đề án đề nghị Thành phố áp dụng công nghệ vi sinh EM để xử nước hồ; đến năm 2010 tiếp tục tổ chức hội thảo và đề nghị áp dụng vào thực tiễn; đồng thời cũng đã xây dựng đề cương và được thành phố chấp thuận cho thực hiện xử lý nước ở 2 km đầu nguồn sông Tô Lịch. Để có được những kết quả và công việc như vậy, đương nhiên phải là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu và cả những trăn trở của ông với thực tế môi trường còn nhiều bất cập.
 
Đặc biệt, năm 2010 GS-TS.Vũ Hoan cùng với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, theo sự chỉ đạo của UBND thành phố, đã tổ chức các cuộc thi: “Xây dựng Đề án cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sông Tô Lịch ” và “Ảnh về môi trường sông Tô Lịch ”. Sau 3 tháng đã có 19 đề án và 200 tác phẩm ảnh dự thi; Ban Giám khảo đã lựa chọn được 5 đề án và 8 tác phẩm ảnh để trao giải thưởng. Đáng mừng là 5 đề án đạt giải đã được hỗ trợ kinh phí thực hiện và hoàn thành trước Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội...
 
Thật không dễ gì kể đầy đủ được những việc làm, những công trình, dự án khoa học mà GS-TS. Vũ Hoan đã tham gia, đã thực hiện trong gần 60 năm qua. Với ông, sự nghiệp khoa học không phải để cho riêng mình mà trên hết là mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho Thành phố, cho đất nước.
 
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội là một tổ chức chính trị -  xã hội lớn của Thành phố, tập hợp đông đảo các nhà khoa học và đội ngũ trí thức nói chung nhằm phát huy tiềm năng, chất xám phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thủ đô. Ba mươi năm qua, kể từ khi LHH mới thành lập đến nay, với cư­ơng vị là Phó Chủ tịch rồi là Chủ tịch Liên hiệp Hội, GS.TS. Vũ Hoan đã phối hợp chặt chẽ với các giáo sư­ trong Ban Lãnh đạo Liên hiệp Hội tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức Thủ đô vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tìm tòi và xác định ph­ương pháp hoạt động thích hợp trong từng thời kỳ; năng động, sáng tạo thực hiện chức năng nhiệm vụ của Liên hiệp Hội để thực hiện các nhiệm vụ của Thành ủy và UBND thành phố giao phó. Cùng với việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức, ông đang cùng với Ban lãnh đạo Liên hiệp Hội Hà Nội quán triệt thực hiện Chỉ thị 42/CT-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 22/CT-TU của Thành ủy Hà Nội về việc xây dựng và phát triển Liên hiệp Hội Hà Nội trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức Thủ đô. Từ vị thế 30 năm phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội  hôm nay đã mang một diện mạo mới và trong đó, đóng góp của các thế hệ lãnh đạo thật đáng trân trọng.
 
Khi được hỏi về thu hoạch của bản thân sau gần 30 năm làm công tác  Liên hiệp Hội, Giáo sư­ – Tiến sĩ Vũ Hoan tâm sự rất chân thành rằng: “Trải qua nhiều thời kỳ với không ít những thách thức phải vượt qua, tôi và các đồng nghiệp của mình đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, kiên trì khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Và, phần thưởng lớn nhất đối với tôi là được đội ngũ trí thức, cán bộ hội viên yêu mến và tin tưởng...”. Đó là phẩm chất đáng quý ở một nhà khoa học.
Hội BVTN&MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: GS.TS Vũ Hoan: Cả cuộc đời gắn bó với khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI