»

Thứ tư, 30/10/2024, 16:16:21 PM (GMT+7)

Con người đang giết chết di sản thiên nhiên

(16:00:49 PM 03/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Hoạt động khai thác tài nguyên của con người đang làm chết mòn ít nhất 1/3 di sản thiên nhiên thế giới. Ai sẽ phải trả giá?

[-]Con[-]người[-]đang[-]giết[-]chết[-]di[-]sản[-]thiên[-]nhiên
Nhà khoa học Úc lặn đo đạc dải san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef, nơi cũng đang bị xem là lâm nguy do tác động của con người - Ảnh: AFP


Có đến 70 trong tổng số 229 di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Đây là số liệu từ nghiên cứu mới công bố của Quỹ Thiên nhiên hoang dã (WWF) cùng hai hãng quản lý tài sản Aviva Investors và Investec.

Châu Phi là khu vực có nhiều di sản thiên nhiên bị đe dọa nhất với 41 địa điểm, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Mỹ Latin...

Điều đáng nói là dù được 191 quốc gia công nhận và tham gia nhưng Công ước di sản thế giới 1972 lại không được tất cả xem trọng. Một số nước đang tỏ ra bất lực trước việc các hoạt động kinh tế như khai mỏ, dầu khí... tàn phá môi trường và di sản.


Nỗ lực chưa đủ

Công viên quốc gia Donana (Tây Ban Nha), khu bảo tồn Selous (Tanzania) và hệ thống bảo tồn san hô Belize là ba điểm nóng trên thế giới được phân tích trong báo cáo của WWF về tác hại của hoạt động khai thác tài nguyên.

Công viên Donana từng bị đầu độc hồi năm 1998 sau khi chất thải axit chảy ra sông Guadiamar do một đê chắn bị vỡ.

Còn khu bảo tồn Selous được đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 2014 do quan ngại về các hoạt động khai mỏ tại khu vực này. Là ngôi nhà của nhiều động vật đặc trưng châu Phi, Selous hiện cũng bị tàn phá bởi hoạt động săn bắn trái phép.

WWF cảnh báo các công ty, tập đoàn hoạt động khai thác tại khu vực di sản thế giới sẽ phải đối mặt với uy tín sụt giảm, kiện tụng pháp lý và khả năng bị cổ đông thoái vốn.

Năm ngoái, Công ty dầu khí Soco International của Anh đã phải đồng ý rút khỏi dự án khoan dầu tại công viên quốc gia Virunga (CHDC Congo) sau khi hứng chịu làn sóng phản đối lan rộng từ các nhà hoạt động môi trường.

Soco nằm trong số ít ỏi các công ty dầu khí chịu áp dụng chính sách “No Go” cam kết không hoạt động tại các địa điểm di sản thế giới.

Về mặt thị phần, khoảng 2/3 các công ty kim loại và khai mỏ thuộc danh sách MSCI Index (Mỹ) cũng thông qua chính sách “No Go” nói trên. Tuy nhiên, danh sách MSCI về năng lượng chỉ có ít hơn 2% doanh nghiệp cam kết điều này, trong đó có hai tên tuổi Royal Dutch Shell và Total SA.

Cứu thiên nhiên như cứu văn hóa

Các đơn vị WWF, Investors và Investec đã thông qua báo cáo kêu gọi các nhà đầu tư dùng ảnh hưởng của mình ngăn chặn các công ty hoạt động khai thác tại các khu vực di sản thế giới.

“Bảo vệ những di sản này không chỉ quan trọng về môi trường, nó còn thiết yếu đối với kế sinh nhai và tương lai của những người sống phụ thuộc vào chúng”- giám đốc điều hành WWF, ông David Nussbaum, giải thích.

Chia sẻ quan điểm, tiến sĩ Susan Lieberman, phó chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WCS), nhấn mạnh rằng nếu để các kho báu thiên nhiên bị tàn phá thì “điều này cũng kinh khủng như việc các đền đài và công trình văn hóa đang bị phá hủy trên khắp thế giới”.

Trong bài viết trên tạp chí NatGeo, bà Susan nhắc lại Ủy ban Công ước di sản thế giới và UNESCO cũng đã nhiều lần cảnh báo hoạt động khai thác tài nguyên đe dọa đến tính vô giá của các di sản.

Giáo hoàng Francis của tòa thánh Vatican cũng là một nhà hoạt động nhiệt thành vì môi trường. Những lời sau đây ông từng nói có lẽ đáng để nhiều người suy ngẫm: “Bảo vệ môi trường cần một tầm nhìn xa, vì nếu đã ham món lợi nhanh và dễ thì người ta không quan tâm lắm tới chuyện giữ gìn nữa. Nhưng cái giá phải trả cho sự ích kỷ đó còn lớn hơn lợi ích kinh tế nó mang lại... Chúng ta chỉ là những nhân chứng câm lặng trước tội ác nếu chúng ta nghĩ có thể kiếm được lợi lộc bằng cách bắt nhân loại, thế hệ hiện tại và mai sau trả cái giá quá đắt cho việc môi trường bị tàn phá”.

Ngày nay có 1.007 địa điểm được công nhận “di sản” theo Công ước di sản thế giới 1972 của Liên Hiệp Quốc. Số di sản này được chia thành 779 di sản văn hóa, 197 di sản thiên nhiên và 31 di sản văn hóa và thiên nhiên. Khi được công nhận, một di sản thế giới đã được xem là di sản chung của nhân loại và cần được bảo vệ, bảo tồn ở mức cao nhất.

“Bảo vệ môi trường cần một tầm nhìn xa, vì nếu đã ham món lợi nhanh và dễ thì người ta không quan tâm lắm tới chuyện giữ gìn nữa- Giáo hoàng 
Francis

Theo Minh Trung/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Con người đang giết chết di sản thiên nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI