»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:12:33 AM (GMT+7)

Chống đánh bắt cá trái phép từ... nhà Tin video

(15:17:35 PM 20/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Từ nay bạn có thể ngồi nhà cũng có thể “giám sát” hoạt động của hàng chục ngàn tàu đánh cá khắp toàn cầu và phát hiện các hành động đánh bắt trái phép chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng.

Chống[-]đánh[-]bắt[-]cá[-]trái[-]phép[-]từ...[-]nhà
Tàu đánh cá ở TP Gaza (Palestine) - Ảnh: Reuters


Dự án mang tên Global Fishing Watch (Theo dõi hoạt động đánh cá toàn cầu) do nhóm bảo tồn đại dương Oceana và tổ chức phi lợi nhuận SkyTruth phối hợp thực hiện với công nghệ của Google. Bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể đăng ký làm “giám sát viên” với dự án tại http://globalfishingwatch.org.

Khi truy cập trang này, họ sẽ thấy bản đồ thể hiện hoạt động đánh cá của hơn 35.000 tàu cá lớn trên khắp thế giới và từ đó biết được các tàu đó có đang đánh bắt ở những nơi không được phép khai thác hay không.

Theo trang web của Global Fishing Watch, thông tin được cập nhật có độ trễ là 3 ngày. Nghĩa là khi truy cập bạn sẽ thấy hoạt động đã diễn ra 72 giờ trước đó. Các trang tin công nghệ cho rằng điều này để giúp tiết kiệm chi phí hạ tầng cho dự án, nhưng về sau có thể tiến đến thể hiện theo thời gian thực.

Điều đặc biệt là bản đồ đã có dữ liệu của 4 năm qua, nghĩa là bạn có thể chọn để xem hoạt động đánh bắt toàn cầu trong một thời điểm bất kỳ từ năm 2012 đến nay.


Chống[-]đánh[-]bắt[-]cá[-]trái[-]phép[-]từ...[-]nhà
Ảnh chụp màn hình giao diện trang Global Fish Watch

 

Những người đứng sau dự án tin rằng việc giúp mọi người biết được chuyện gì đang xảy ra ngoài đại dương là bước đầu tiên để biến họ từ công dân bình thường thành nhà hoạt động bảo vệ môi trường.

“Nền tảng này sẽ trao quyền cho công dân khắp thế giới, giúp họ trở thành những người bảo vệ đầy quyền lực cho đại dương của chúng ta” - nam diễn viên Mỹ Leonardo DiCaprio nói tại lễ giới thiệu Global Fishing Watch do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức hôm 15-9.

Dự án cũng hi vọng người dùng khắp thế giới sẽ sử dụng công cụ miễn phí này để phát hiện các tàu đánh bắt trái phép, góp phần vào nỗ lực ngăn tình trạng khai thác quá mức hoặc đánh bắt cạn kiệt nguồn cá của thế giới.

Chẳng hạn như các nhà báo hay nhà nghiên cứu có thể phát hiện tàu cá đang đánh bắt ở khu vực được bảo tồn hoặc cấm đánh bắt thông qua Global Fishing Watch, sau đó trình báo với chính quyền để tiến hành điều tra. Ngoài ra, giới cung cấp hải sản có thể theo dõi để biết nguồn hàng mà ngư dân bán cho họ đến từ đâu, hợp pháp hay trái phép.

“Công dân có thể tự mình quan sát các ngư trường đang được quản lý hiệu quả đến đâu và buộc các nhà lãnh đạo của họ phải có trách nhiệm hơn để đảm bảo cho sự bền vững lâu dài của các ngư trường đó" - trang web của dự án viết.


Chống[-]đánh[-]bắt[-]cá[-]trái[-]phép[-]từ...[-]nhà
Nam diễn viên Leonardo DiCaprio tại lễ giới thiệu Global Fishing Watch - Ảnh: Reuters


Thiệt hại 23 tỉ USD/năm vì đánh cá trái phép

Theo quy định, các tàu lớn khi ra khơi buộc phải trang bị hệ thống nhận dạng tự động (AIS) để phát đi các tín hiệu gồm thông tin đăng ký, địa điểm hiện tại, hành trình, tốc độ đến các tàu lân cận, trạm kiểm soát và hệ thống vệ tinh.

Công nghệ của Google dùng trí thông minh nhân tạo để phân tích các tín hiệu AIS này để xác định đâu là tàu cá và bắt đầu theo dõi chúng qua bản đồ.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 31,4% lượng cá toàn cầu đang bị khai thác quá mức, khiến việc đánh bắt của ngư dân khắp thế giới ngày càng khó khăn hơn trong 10 năm qua.

Các nước đã có biện pháp bảo vệ ngư trường và nguồn tài nguyên cá bằng cách đặt ra hạn ngạch đánh bắt hoặc cấm đánh bắt tại một số khu vực để trữ lượng cá có thời gian khôi phục.

Song mọi biện pháp đều không thực sự ngăn nạn đánh bắt trái phép. Theo trang VOX, các tàu đánh bắt trong khu vực cấm, vượt hạn ngạch, bắt luôn cả các loài cá bị cấm hoặc khai gian sản lượng đánh bắt gây thiệt hại cho ngành đánh cá thế giới khoảng 23 tỉ USD/năm.

Đó là lý do vì sao dự án Global Fishing Watch ra đời. Tuy vậy, theo trang VOX, phần mềm của Google vẫn chưa hoàn hảo như thi thoảng lại nhầm các tàu bình thường với tàu cá, hoặc hiển thị sai vị trí (có thể ngẫu nhiên hoặc do chủ tàu cố tình khai báo thông tin sai).

Nhóm kỹ sư của Global Fishing Watch vẫn đang cải thiện phần mềm để có thể phát hiện được các tàu gửi tín hiệu AIS sai hoặc tắt luôn cả hệ thống này nhằm che dấu hoạt động đánh cá phi pháp của họ.

Xem video về:Chống đánh bắt cá trái phép từ... nhà
T.H (tổng hợp)- Video: Yotube
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chống đánh bắt cá trái phép từ... nhà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI