»

Thứ tư, 30/10/2024, 22:17:54 PM (GMT+7)

Chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang rực rỡ của trái đất Tin ảnh

(15:46:05 PM 19/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Do tác động địa từ của cơn bão Mặt Trời lớn, nhiều khu vực ở hai bán cầu trên thế giới hôm qua có thể chiêm ngưỡng hiện tượng ánh sáng cực quang.

Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Bão Mặt Trời hôm 17/3 lao vào Trái Đất với tác động địa từ lớn, có thể ảnh hưởng đến lưới điện và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Nhưng hiện tượng này đồng thời tạo ra màn trình diễn ánh sáng nhiều màu sắc của cực quang trên bầu trời Mỹ, châu Âu, Australia, New Zealand hôm qua. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Cực quang xuất hiện ở bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực và gọi là nam cực quang khi được quan sát trên bầu trời ở khu vực nam bán cầu. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Khi cơn bão Mặt Trời tạo ra tác động địa từ lớn, người dân ở một số khu vực tại hai bán cầu hôm qua đều có thể quan sát hiện tượng quang học này. Trong ảnh là bắc cực quang ở Craven, tỉnh Saskatchewan, Canada. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Những dải ánh sáng xanh trên bầu trời bang Michigan, Mỹ. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Cực quang được nhìn từ Mikhailovsky, thuộc vùng Ryazan của Nga. Ảnh: RIA Novosti

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Đặc trưng của cực quang là sự xuất hiện của ánh sáng nhiều màu sắc trên bầu trời vào ban đêm. Hiện tượng này sinh ra các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Ánh sáng của cực quang được sinh ra từ quá trình tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt Trời và tầng khí quyển Trái Đất. Năng lượng từ các vụ va chạm tạo ra các hạt ánh sáng và khiến các hạt phát sáng. Trong ảnh là màn chuyển động ánh sáng ở Latvia. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

"Khi các hạt tích điện tấn công từ trường Trái Đất ở vùng khí quyển cao hơn, sự va chạm thường tạo ra màu sắc rực rỡ hơn", chuyên gia khí tượng học Todd Borek của CNN nói. Khi bão Mặt Trời càng mạnh, khu vực nhìn thấy cực quang ở vùng phía nam càng xa hơn. Ảnh: CNN

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Bão Mặt Trời hôm 17/3 mạnh cấp 4 và được coi là cấp nguy hiểm trong thang 5 bậc của Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) về tác động địa từ. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công Trái Đất kể từ năm 2013. Ảnh: Chris Murray

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Theo các chuyên gia, cơn bão có thể ảnh hưởng đến lưới điện, theo dõi bản đồ và định vị. Hoạt động của nó đôi khi gây gián đoạn liên lạc vệ tinh, nhưng chưa có báo cáo nào trong trường hợp này. Ảnh: Chris Murray

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Cực quang nhìn từ cảng Whitehaven Harbour, hạt Cumbria, Anh. Những "dải lụa ánh sáng" xuất hiện thường xuyên nhất vào khoảng từ tháng 9, tháng 10, sau đó được quan sát trở lại trong khoảng tháng 3, tháng 4. Ảnh: Ade Fisher

 

 Chiêm[-]ngưỡng[-]hiện[-]tượng[-]cực[-]quang[-]rực[-]rỡ[-]cho[-]trái[-]đất

Hầu hết cực quang đều có màu xanh, tuy nhiên có nhiều trường hợp chúng mang màu hồng hoặc hơi đỏ. Ảnh: CNN

Anh Hoàng/VNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang rực rỡ của trái đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI