Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Bước tiến mới về xử lý sự cố tràn dầu
(16:00:02 PM 28/02/2012) Xử lý sự cố tràn dầu. Ảnh minh họa |
Theo Cục Điều tra và Kiểm soát Tài nguyên và Môi trường biển, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo, có 70% số lượng tàu hàng năm chạy qua vùng biển Việt Nam là tàu chở dầu. Chỉ trong 2 năm từ 2007 - 2009 đã có tới 12 vụ tràn dầu với khối lượng lớn và quá nửa số vụ không tìm được nguyên nhân.
Do vậy, vấn đề quy trách nhiệm và công tác bồi hoàn không thể thực hiện được do thiếu cơ sở pháp lý, cũng như hệ thống tài liệu kỹ thuật để giám sát và truy tìm nguyên nhân, thủ phạm gây tràn dầu.
Hệ thống bản đồ và chương trình mô phỏng sẽ hỗ trợ việc giám sát, tìm kiếm thủ phạm gây ra và xử lý sự cố, góp phần khắc phục tình trạng nói trên.
Theo đó, với các kịch bản mô phỏng vết dầu loang được đưa ra trong điều kiện trường gió, trường dòng chảy theo mùa, kết hợp số liệu dự báo môi trường Trung tâm Quan trắc dự báo NCEP (Hoa Kỳ) quan trắc thường xuyên trường gió, không khí, độ ẩm trên toàn cầu, lập ra trường khí tượng cung cấp 6 tiếng/lần và xử lý số liệu hoàn toàn tự động.
Sau đó, dùng một mô hình số trị dự báo thời tiết của Hoa Kỳ nội suy trường gió trên biển, tính toán quá trình lan chuyển, biến đổi, sự lan tỏa của sóng biển sẽ xác định được khu vực bị ảnh hưởng dầu tràn cũng như "truy tìm" đúng thủ phạm gây ra sự cố tràn dầu.
Với kịch bản này, người ta có thể xác định vùng nhạy cảm nhất để đưa lực lượng ứng phó kịp thời.
Cùng với Hệ thống kỹ thuật này, Viện Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo Việt Nam tiếp tục nghiên cứu quy trình sử dụng chất phân tán cho vùng biển Việt Nam, một loại hóa chất khi rải vào những vệt dầu loang sẽ làm phân tán các hạt dầu, làm giảm nồng độ dầu và giảm độ độc hại của dầu đối với môi trường sinh thái.
Để góp phần nâng cao hiệu quả xử lý các sự cố tràn dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1278/QĐ – TTG ngày 14/8/2009 về hợp tác với Campuchia, Thái Lan trong việc sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu trên Vịnh Thái Lan và Quyết định 1864/QĐ – TTg ngày 21/10/2011 về việc thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Philippines và Việt Nam trong lĩnh vực ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển Đông.
Ngay khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ, Tổng cục Biển và Hải đảo đã tích cực triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 1278/QĐ – TTg.
Đến nay, ngoài việc xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu, Tổng cục đang hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên biển trình các cấp có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành; hoàn thành Dự thảo Thông tư liên tịch giữ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương ban hành quy định hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu, tổ chức thành công đợt tập huấn về khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu…
Đối với việc triển khai các nhiệm vụ theo Quyết định 1864, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc rà soát những nhiệm vụ trùng lắp với nhiệm vụ thuộc Quyết định 1268 để sử dụng kết quả của những sản phẩm này phục vụ cho giai đoạn tiếp theo; đồng thời lồng ghép những nhiệm vụ mà ở hai Quyết định đều phải thực hiện để triển khai một cách hiệu quả, tiết kiệm. Mặt khác, Tổng cục cũng đề xuất một số mục tiêu cần đạt được và đề xuất nhiệm vụ cần mở mới và kế hoạch thực hiện đến năm 2015 (khi kết thúc dự án).
Vùng biển Việt Nam nối liền Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, qua các eo biển rộng là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn. Những vụ tràn dầu với lượng dầu lớn trên 700 tấn chủ yếu do quá trình vận chuyển dầu trên biển. Từ năm 1989 đến nay đã có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hằng năm ở miền Trung và tháng 5 - 6 ở miền Bắc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.