Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Vietnamnet lại bị tấn công mạnh hơn trước
(18:05:56 PM 18/06/2011)
Đỉnh điểm của cuộc tấn công này rơi vào giờ làm việc sáng 27-1 với cường độ ước tính lên đến 1,5 triệu kết nối đồng thời vào thời điểm cao nhất, khiến đường truyền kết nối đến báo điện tử VietNamNet bị nghẽn. Truy cập VietNamNet vào khoảng thời gian đó hầu như không thể. Cho đến chiều tối hôm qua, theo ông Bùi Bình Minh, trợ lý tổng biên tập VietNamNet về công nghệ, cường độ tấn công DDOS đã giảm bớt và độc giả đã truy cập VietNamNet bình thường trở lại.
Hai cuộc tấn công với cùng một phương thức trước đó xảy ra ngày 4-1 và 17-1. Cuộc đầu tiên, thủ phạm điều khiển mạng botnet (mạng lưới máy tính ma) với số lượng hơn nửa triệu kết nối vào thời điểm cao nhất, đã được xem là lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Cuộc thứ hai, lượng truy cập vào các máy chủ của VietNamNet và các đơn vị ứng cứu vào thời điểm cao nhất lớn gấp đôi cuộc thứ nhất, với 1,2 triệu kết nối.
Đáng chú ý, tung tích thủ phạm đến thời điểm này vẫn chưa lộ diện mặc dù đã được khoanh vùng. “Chưa có đủ chứng cứ để khẳng định sáu vụ tấn công chính nhằm vào VietNamNet hơn hai tháng qua là cùng một thủ phạm. Tuy nhiên, có thể chắc chắn thủ phạm rất giống nhau ở những điểm mấu chốt, muốn hạ gục mọi hoạt động của VietNamNet và đều được thực hiện một cách bài bản, tinh vi, có kế hoạch được tính toán kỹ càng”, ông Bùi Bình minh nói.
Bốn cuộc tấn công trước hồi cuối năm ngoái, thủ phạm thực hiện các hành vi tấn công một cách rất bài bản, từ xâm nhập xóa sạch dữ liệu, phá hủy hoàn toàn hệ thống máy chủ, đưa thông tin mạo danh lên báo, cho tới tung tin gây mâu thuẫn trong nội bộ, mạo danh để vu khống và bôi nhọ uy tín lãnh đạo báo. “Ba cuộc tấn công DDOS mới nhất với phương thức khác cho thấy kẻ thủ ác vẫn không từ bỏ mục tiêu truy sát VietNamNet đến cùng.”, ông Minh nhận định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.