Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Socbay tham gia đối thoại trực tuyến: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng CNTT Việt Nam”
(18:16:18 PM 18/06/2011)
2 vị khách mời là ông Nguyễn Xuân Tài, TGĐ Naiscorp và ông Nguyễn Tử Quảng, TGĐ Bkav
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC2, kênh truyền hình độ nét cao VTC HD9 và tường thuật trực tiếp các báo điện tử VietNamNet, ICT News, VTC News và trên trang tin MIC của Bộ TT&TT.
Cùng tham gia chương trình còn có các chuyên gia khác trong lĩnh vực CNTT gồm ông Nguyễn Tử Quảng - TGĐ Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), ông Nguyễn Lâm Thanh - GĐ chiến lược Công ty VTC Intercom và nhà báo Kim Long - Trưởng ban CNTT Báo Bưu điện Việt Nam.
Nội dung xuyên suốt trong buổi đối thoại trực tuyến xoay quanh việc: doanh nghiệp CNTT Việt Nam làm thế nào để sản phẩm có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng nội, cạnh tranh được với các đại gia CNTT trên thế giới đang đẩy mạnh kế hoạch xâm nhập vào thị trường CNTT Việt Nam. Vấn đề này xuất phát từ thực tế: ngành CNTT Việt Nam luôn duy trì tốc độ phát triển cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu của ngành CNTT Việt Nam là từ tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài như điện thoại, laptop hay các sản phẩm phần mềm. Trong khi đó, nhiều sản phẩm CNTT nội địa vẫn bị người tiêu dùng trong nước thờ ơ dù các phương tiện thông tin đại chúng đang đẩy mạnh truyền thông cho phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Trước vấn đề mà BTV chương trình đặt ra, ông Tài đồng tình với việc khá đông người dùng Việt lựa chọn các sản phẩm ngoại quốc và thờ ơ với các sản phẩm CNTT Việt Nam. Ông Tài chân thành chia sẻ: Naiscorp cũng thường xuyên gặp điều này, nhất là khi sản phẩm của Naiscorp là sản phẩm trực tuyến, phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dùng. Tuy nhiên, chính áp lực cạnh tranh với sản phẩm ngoại, chinh phục trái tim của người dùng Việt đã tạo động lực cho Naiscorp phát triển. Cách đây 4 năm không ai biết Socbay là gì. Nhưng Socbay đã bắt đầu cất cánh, được nhiều người biết đến, lựa chọn và sử dụng. Và đó mới là bước đầu. Tất cả vẫn ở phía trước.
"Cách đây 4 năm, không ai biết Socbay là gì. Nhưng Socbay đã bắt đầu cất cánh."
Cùng với các chuyên gia khác, ông Nguyễn Xuân Tài đã nhận được rất nhiều câu hỏi do độc giả các báo điện tử và khán giả truyền hình gửi tới. Sau đây là nội dung các câu trả lời của ông Tài trong thời lượng chương trình:
Câu hỏi của độc giả Tạ Quốc Trung ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa:
“Trước đây tôi chưa bao giờ nghe nói tới Sóc Bay. Tôi chỉ biết đến Sóc Bay khi đọc một loạt bài báo nói về việc ông Tài từ chối lời mời sáp nhập của Google. Nhưng đọc thì để biết thôi chứ tôi không có ý định dùng Sóc Bay thay cho Google. Ở cơ quan tôi, 100% mọi người cần tìm cái gì đó là lên google tìm. Tôi thắc mắc là nếu như vậy thì những công cụ tìm kiếm của Việt Nam như Sóc Bay sẽ sống thế nào?”
Ông Nguyễn Xuân Tài: Cảm ơn bạn đã biết đến Socbay và quan tâm đến vận mệnh của Socbay. Thực ra ngay từ khi bắt tay xây dựng Socbay chúng tôi đã không xác định Google là đối thủ. Nếu các bạn đã dùng Socbay, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt từ việc cho phép người dùng tìm kiếm chi tiết về nhạc, hình ảnh, rao vặt... Đây là những lĩnh vực Google chưa phát triển cho người dùng Việt Nam. Ngòai ra, hiện nay chúng tôi đang phát triển phần mềm tìm kiếm trên điện thoại di động có tên Socbay iMedia. Tại Việt Nam hiện nay, có thể nói đây là công nghệ số 1 và đã được các đối tác như Vinaphone, Mobifone... ứng dụng.
Ông Nguyễn Xuân Tài trả lời trực tuyến cho độc giả các báo điện tử
Câu hỏi của độc giả báo điện tử VTC News, email nguyendinhmedia@gmail.com:
“Tôi thấy báo chí nói nhiều về việc Sóc Bay từ chối lời mời mua lại của Google. Tôi không rõ, Google định mua Sóc Bay là mua cái gì? Và Google ra giá bao nhiêu mà Sóc Bay lại từ chối?
Ông Nguyễn Xuân Tài: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Không chỉ bạn mà rất nhiều cơ quan truyền thông quan tâm tới vấn đề này. Tại sao sản phẩm của Socbay lại được google quan tâm?
Cách đây hơn 3 năm, Google đã có lời mời chúng tôi sáp nhập. Google đã đánh giá cao đội ngũ của chúng tôi và những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã đạt được. Họ nhận thấy rằng chúng tôi có thể đóng góp được cho Google và bổ sung vào phần khuyết thiếu mà Google. Và còn nhiều lý do khác nữa mà chúng tôi cũng chưa thực sự biết được. Lời mời xuất phát từ con mắt đánh giá từ phía Google. Họ là chuyên gia về các vấn đề mua bán, sáp nhập và có nhiều lý do họ cũng không chia sẻ với chúng tôi.
Về việc Google ra giá bao nhiêu. Tôi cũng không thể nói chính xác Google đã ra giá bao nhiêu đối với chúng tôi, vì đây là một ràng buộc bí mật mà chúng tôi đã kí với họ… Còn về lý do từ chối, ngay lúc đó chúng tôi cũng nhận thấy rằng cái giá Google đưa ra chưa đạt được giá trị của Socbay. Chúng tôi đã tin và vẫn luôn tin rằng giá trị thực của Socbay lớn hơn nhiều. Chúng tôi lựa chọn đấu tranh đi tiếp.
"Chúng tôi tự hào khi nói đến Socbay."
Câu hỏi của bạn Nguyễn Hồng Đại, email hatthocvang46@yahoo.com:
Tôi thấy ở Trung Quốc, tìm kiếm trực tuyến họ dùng Baidu, còn chat thì họ dùng một công cụ có tên là Kiu Kiu. Một số người Trung Quốc nói, họ chỉ biết và dùng những công cụ này mà chẳng quan tâm tới Google hay Yahoo. Vậy, Trung Quốc liệu có phải là một bài học để những công cụ trực tuyến của Việt Nam tự nhìn lại mình?
Ông Nguyễn Xuân Tài: Trung Quốc là một bài học lớn trên mọi phương diện từ marketing, tìm kiếm khách hàng cho đến chăm sóc khách hàng. Đặc biệt là sản phẩm như Baidu, KiuKiu lại là những sản phẩm thành công rực rỡ hơn nữa.
Không chỉ Trung Quốc mà còn những nước khác như Hàn Quốc có Naver, Nga có Yandex đều là những ví dụ kinh điển của việc tận dụng lợi thế nội địa để cạnh tranh với các sản phẩm của các đối thủ nước ngoài. Do vậy, tại Việt Nam chúng tôi cũng nghiên cứu những trường hợp đó rất kỹ để rút ra những kinh nghiệm, bài học và hướng đi cho công cụ tìm kiếm công nghệ lõi Việt Nam.
Ông Nguyễn Lâm Thanh (thứ 3 từ phải sang) và nhà báo Kim Long (thứ 5 từ phải sang) tại phòng giao lưu trực tuyến.
Bên cạnh những câu hỏi về tìm kiếm trực tuyến được gửi tới cho ông Nguyễn Xuân Tài, các khách mời khác tham gia chương trình cũng nhận được nhiều câu hỏi về bảo mật (gửi tới ông Nguyễn Tử Quảng), về việc xây dựng mạng xã hội Việt Nam (gửi tới ông Nguyễn Lâm Thanh).
Buổi đối thoại đầu xuân về một trong những vấn đề đang là điểm nóng hiện nay "Người Việt Nam ưu tiên dùng sản phẩm CNTT Việt Nam" đã được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam quan tâm. Với những trao đổi thẳng thắn và tâm huyết của các khách mời tham gia chương trình, chúng ta hòan tòan có thể tin tưởng vào sự cất cánh của sản phẩm CNTT Việt Nam nói riêng và hàng Việt nói chung.
Theo thống kế của Bộ TT&TT, ngành CNTT Việt Nam luôn duy trì tốc độ phát triển cao trong nhiều năm qua. Trong năm 2009, mặc dù chịu tác động nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh thu ngành CNTT vẫn tăng trưởng 20%, đạt 6,2 tỷ USD. Trong đó, công nghiệp nội dung số tăng trưởng cao nhất, 55% và đạt 700 triệu USD; phần mềm tăng 16% và đạt 880 triệu USD; công nghiệp điện tử và thiết bị viễn thông tăng 14%, đạt 4,68 tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu của ngành CNTT Việt Nam là từ tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài như điện thoại, laptop hay các sản phẩm phần mềm. Ngay cả lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh nhất trong ngành CNTT của Việt Nam là nội dung số cũng đang bị các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thống trị. Trong số các dịch vụ nội dung số, Việt Nam chỉ có thế mạnh tuyệt đối ở dịch vụ tin tức (báo điện tử) và bị cạnh tranh mạnh mẽ ở hầu hết dịch vụ còn lại, nhất là những dịch vụ đòi hỏi công nghệ và đầu tư cao như tìm kiếm, email, chia sẻ video hay phát triển game trực tuyến. |
Gửi ý kiến bạn đọc về: Socbay tham gia đối thoại trực tuyến: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng CNTT Việt Nam”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.