»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:34:46 AM (GMT+7)

Mở file PDF dễ bị nhiễm virus

(18:14:37 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Lỗ hổng trong cấu trúc file PDF của nhà sản xuất phần mềm Adobe được công bố hồi cuối tháng 3/2010 hiện vẫn chưa được vá. Nghiên cứu của các chuyên gia Bkis Security (thuộc Bkis) cho thấy nguy cơ nhiễm virus rất cao từ việc mở các file PDF bằng Acrobat Reader.

 

 

 file[-]virus

Người dụng bị lừa save file PDF (thực chất là virus) ra ổ đĩa

 

 

Các file PDF chứa mã độc hiện đã được phát tán trên Internet. Khi mở một file PDF dạng này, người sử dụng sẽ nhận được một yêu cầu tự động Save As file hiện tại ra một thư mục, thông thường là Desktop hoặc My Documents. Thực chất, file được Save As chính là một virus do đoạn mã khai thác lỗ hổng sinh ra. Sau đó, một cửa sổ yêu cầu mở file vừa được ghi ra ổ đĩa xuất hiện. Nếu người sử dụng chọn nút Open, virus được thực thi và máy tính của người sử dụng bị nhiễm virus.

 

Chỉ tính riêng trong tháng 04/2010, hệ thống Honeypot (hũ mật bẫy virus) của Bkis đã thu thập được gần 5.000 biến thể virus sử dụng file PDF chứa mã độc hại, lây lan và phát tán trên toàn cầu. Lợi dụng file PDF đang là xu hướng mà hacker dùng để tấn công người sử dụng, điều này khiến các file PDF đang ngày càng trở nên nguy hiểm.

 

Theo ước tính, tại Việt Nam có hàng triệu người sử dụng Acrobat Reader. Để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm virus phát tán qua file PDF, người sử dụng cần cẩn trọng nếu gặp hiện tượng hộp thoại “Save As“ tự động hiện ra khi mở một file PDF. Trong trường hợp này, cần đóng ngay hộp thoại “Save As“ và thoát khỏi Acrobat Reader. Ngoài ra, nếu nghi ngờ máy tính bị nhiễm virus, mà trước đó bạn đã từng mở các file PDF, cần sử dụng ngay phần mềm diệt virus có cập nhật mẫu nhận diện mới nhất để quét toàn bộ máy tính.

 

Trong tháng 04/2010, đã có 2.884 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam, trong đó 2.878 có xuất xứ từ nước ngoài và chỉ có 6 dòng xuất xứ từ Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 3.967.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.AutorunUSB.Worm đã lây nhiễm trên 202.000 lượt máy tính. Thông tin chi tiết xin xem tại: blog.bkav.com.vn

 

Bkis ra mắt blog nghiên cứu tại địa chỉ blog.bkav.com.vn

Để phù hợp với những diễn biến phức tạp của tình hình virus và an ninh mạng cũng như xu thế phát triển của công nghệ, kể từ hôm nay (26/04/2010), Bkis chính thức ra mắt blog nghiên cứu tại địa chỉ: blog.bkav.com.vn. Tại đây, những nghiên cứu của Bkis về tình hình an ninh mạng, virus tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu được phân tích, mô tả và cập nhật liên tục. Blog nghiên cứu của Bkis hiện có hai phiên bản: tiếng Việt và tiếng Anh (blog.bkis.com). Blog của Bkis có địa chỉ RSS như sau: http://blog.bkav.com.vn/feed

Nguyễn Minh Đức (Giám đốc Bkis Security)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mở file PDF dễ bị nhiễm virus

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI