Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Bước đầu khoanh vùng đối tượng
(18:07:51 PM 18/06/2011)
- Thưa ông, tổng cộng, đến thời điểm này, hacker tấn công VNN bao nhiêu vụ rồi ạ?
Ông Bùi Bình Minh, Trợ lý Tổng Biên tập VNN về công nghệ thông tin: Nếu tính cả vụ tấn công sáng 6-12 vừa rồi, tổng cộng có ba vụ, chứ không phải hai. Vụ tấn công hôm 22-11 vào hệ thống máy chủ của chúng tôi là vụ mạnh nhất và là vụ thứ hai. Vụ thứ nhất, cách đó không lâu, hacker cũng tấn công theo kiểu tương tự vụ thứ hai. Hôm đó, cuộc tấn công xảy ra vào 3h00 sáng thứ bảy (6-11) nhưng số máy chủ bị tấn công ít hơn nên đội ngũ kỹ thuật đã khắc phục được xong chỉ sau khoảng năm sáu tiếng. Do đó, không nhiều người biết.
Vietnamnet bị hacker tấn công . Ảnh: TL
- Ba vụ tấn công này có phải từ cùng một đối tượng hay nhóm đối tượng không?
Chưa có chứng cứ để xác nhận nhưng chắc chắn họ có cùng mục tiêu. Những hành động này đều nhằm mục tiêu phá hoại rõ ràng, với chủ đích ngăn cản hoạt động của VNN.
- Đến nay đã xác định được đối tượng từ đâu đến chưa? Liệu có phải chúng đến từ Algeria?
Tuy chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều nhưng các dữ kiện và thông điệp của hacker để lại cho thấy nhiều khả năng thủ phạm là người trong nước.
- Họ có phải là người trong nội bộ Vietnamnet không?
Phải để cơ quan điều tra kết luận. Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Còn việc khẳng định thủ phạm là người trong nhà hay không vẫn còn là quá sớm.
- Các tài liệu phát tán sáng 6-12 ngay sau vụ xâm nhập phần mềm quản trị nội dung (CMS) với nội dung được cho là "vén màn bí mật" đằng sau các vụ tấn công vào VietNamNet cho thấy chỉ người trong cuộc, trong nội bộ VNN, mới có những thông tin như thế?
Không loại trừ khả năng hacker phát tán virus vào hệ thống thư điện tử nội bộ của VNN, từ đó lấy cắp các thông tin đăng nhập CMS của VNN để đưa thông tin lên mạng. Các thông tin nội bộ khác cũng có thể đã bị hacker lấy trộm theo cách tương tự.
- Nếu không phải là người trong nhà, ai có thể cung cấp mật khẩu cho hacker để sáng 6-12 họ vào CMS của VNN, từ đó, tự ý chỉnh sửa thông tin và phát tán tài liệu mà VNN gọi là mang tính phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ?
Như tôi đã nói, có thể do hacker phát tán virus vào hệ thống mail của toà soạn để cài phần mềm gián điệp (key logger), từ đó, lấy được mật khẩu của một trong số những cán bộ có quyền xuất bản để đưa các thông tin trên lên VNN.
- Chúng tôi có hỏi bên Công ty Phần mềm An ninh Mạng BKIS thì họ nhận định có yếu tố "nội gián". Vụ việc này chắc các ông có mời BKIS tham gia?
Tôi được biết Tổng Biên tập VNN có mời BKIS tham gia vào quá trình điều tra với vai trò tư vấn về nghiệp vụ kỹ thuật. Phía BKIS cũng có cử người sang và thu thập một mẫu virus về để phân tích. Nhưng việc đại diện BKIS phát ngôn về phán đoán thủ phạm, cũng như đánh giá các thông điệp do hacker phát tán "có ít nhiều phần đúng" là không đúng chức năng. Chỉ kết luận diều tra của cơ quan chức năng và phát ngôn của đại diện VNN mới có chức năng phát ngôn về các thông tin này.
- Tài liệu phát tán trên mạng hôm 6-12 được hacker nói là tài liệu mật của VNN, gồm cả mã nguồn phần mềm. Các ông có tìm hiểu về các tài liệu này không?
Theo các dữ liệu mà chúng tôi thu thập được thì các tài liệu này không phải là mật, chỉ là dữ liệu cũ từ năm 2009, nằm trong một máy tính cá nhân có thể đã bị xâm nhập trái phép mà thôi.
- Máy tính đó là của người trong hay ngoài VNN?
Trong VNN, nhưng chúng tôi chưa thể cho biết cụ thể. Còn phải tìm hiểu kỹ và đợi cơ quan điều tra kết luận.
- Vụ tấn công lúc 3h00 sáng 22-11, được nhận định là “đợt tấn công gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nhằm vào VNN”. Toàn bộ máy chủ và dữ liệu bị xoá sạch. Tổng thiệt hại các vụ tấn công gây ra cho VNN khoảng bao nhiêu, thưa ông?
Chúng tôi chưa lượng hóa được thiệt hại nhưng thiệt hại vô hình như cản trở hoạt động của một cơ quan ngôn luận như VNN thì không tính được. Còn nói toàn bộ dữ liệu bị xóa hôm 22-11 là không đúng. Chúng tôi có hệ thống sao lưu và thực hiện quy trình sao lưu đều đặn. Nhờ thế, phần lớn dữ liệu vẫn được bảo tồn. Dần dần, chúng tôi sẽ phục hồi toàn bộ dự liệu đã được sao lưu và cất giữ. Vấn đề là bây giờ phải ưu tiên các hoạt động cập nhật thông tin hằng ngày. Còn việc phụ hồi dữ liệu hơn 10 năm của VNN có lẽ phải mất hàng tháng mới xong.
- Sau sự kiện này, các ông làm gì để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công?
Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng điều tra ra thủ phạm, chúng tôi vẫn tăng cường các biện pháp bảo mật để phòng ngừa các sự cố tương tự có thể tái diễn.
- Cám ơn ông.
Anh ninh cho báo mạng: Kỹ thuật thôi không đủ
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh Mạng của BKIS, vụ việc hacker liên tiếp tấn công báo điện tử Vietnamnet (VNN) mới đây cho thấy đảm bảo an ninh về mặt kỹ thuật thôi là chưa đủ
- Thưa, ông nhận định bước đầu thế nào về khả năng thủ phạm thực hiện hàng loạt cuộc tấn công VNN mới đây?
Ông Nguyễn Minh Đức: Với những chứng cứ thu thập được và chuyển cho cơ quan điều tra tội phạm công nghệ cao, chúng tôi thiên về nhận định thủ phạm có thể là người trong VNN. Nhận định này được chúng tôi chia sẻ với cả VNN và cơ quan điều tra.
- Nghĩa là vấn đề phức tạp hơn ta tưởng?
Đúng vậy. Không chỉ là vấn đề kỹ thuật.
- Khuyến cáo của ông cho các website nói chung và các báo điện tử nói riêng là gì?
Đã đến lúc cần thay đổi nhận thức về an ninh mạng. Vấn đề không chỉ dừng ở việc mua sắm thiết bị và phầm mềm ngăn chặn. Ngay cả khi có cái đó, đặt mật khẩu yếu hay xây dựng cấu hình tường lửa không tốt cũng có thế dẫn đến nguy cơ.
Song, để hạn chế tối đa nguy cơ hacker từ trong nội bộ, cái chính là cần xây dựng nền tảng an ninh mạng một cách hệ thống, bằng cách áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001 vốn thịnh hành khoảng năm năm nay trên thế giới. Bộ tiêu chuẩn này ở Việt Nam chưa được nhiều nơi áp dụng, cùng lắm chỉ 20-30 đơn vị. BKAV có kinh nghiệm phần nào trong tư vấn về các biện pháp lấp lỗ hổng không chỉ trong kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng, mà cả trong đào tạo và sắp xếp nhân lực. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.