Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
150.000 chim cánh cụt bị chết do băng khổng lồ trôi
(20:03:44 PM 14/02/2016)
Bầy chim cánh cụt Adelie ở Nam cực. Ảnh: Alamy
Bầy chim cánh cụt đông đảo sống trên mũi Denison ở vịnh Commonwealth từng sống ven biển gần những vùng nước mở giàu thức ăn. Tuy nhiên, vào năm 2010, một tảng băng trôi khổng lồ diện tích khoảng 2.900 km 2 (được đặt số hiệu B09B) mắc kẹt trong vịnh, khiến lãnh thổ sống của loài này bị tách biệt khỏi biển.
Vì vậy, bầy cánh cụt buộc phải vượt chặng đường 120km ra bờ biển để tìm cá nhưng không phải con nào cũng đủ sức đi đến hết hành trình. Nhiều cánh cụt con bị rét đến chết và cánh cụt bố mẹ thậm chí bỏ rơi trứng của chúng.
Hành trình gian khổ này đã ảnh hưởng nặng nề đến số lượng cá thể trong bầy và khiến mật độ quần thể của chúng suy giảm nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học New South Wales của Úc thực hiện, từ năm 2011 đến nay, quần thể chim cánh cụt Adelie gồm 160.000 con đã suy giảm chỉ còn 10.000 con.
Các nhà khoa học dự đoán rằng bầy cánh cụt này có thể biến mất hoàn toàn trong 20 năm nữa nếu tảng băng trôi khổng lồ B09B này không bị tách ra. Loài cánh cụt Adelie đã được ghi nhận sống ở khu vực này hơn 100 năm, nhưng hiện nay triển vọng cho 10.000 con chim cánh cụt còn lại trên mũi Denison cũng không khả quan.
Tảng băng trôi B09B với kích thước lớn hơn cả thành phố Rome của Ý này đã trôi gần bờ biển Đông Nam cực khoảng 20 năm trước khi va phải một sông băng và kẹt luôn trong vịnh Commonwealth.
Tảng băng khổng lồ B-09B mắc kẹt trong vịnh. Ảnh: antartica.gov.au
Giáo sư Chris Turney của trường Đại học New South Wales cho biết: “Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều xác chim cánh cụt trên mặt đất…Thật đau lòng! Những chú chim cánh cụt chúng ta thấy ở mũi Denison thật vô tư và hầu như không để ý đến sự tồn tại của bạn. Nhưng những con còn sống sót thì lại đang đấu tranh để sinh tồn. Bản thân chúng còn khó sống sót chứ đừng nói đến việc giao phối sinh sản cho thế hệ sau”.
Sự tồn tại của loài cánh cụt này đang bị đe dọa do tác động của những tảng băng trôi. Ảnh: New York Times
Các nhà nghiên cứu nhận định trên trang Antarctic Science: “Sự xuất hiện của tảng băng trôi B09B trong vịnh Commonwealth ở Đông Nam cực và sự mở rộng diện tích băng nhanh chóng đã làm tăng đáng kể khoảng cách mà loài cánh cụt Adelie ở vịnh Denison phải di chuyển để tìm thức ăn. Chúng có thể biến mất chỉ trong 20 năm nữa trừ phi B09B trôi trở ra hay lớp băng vĩnh cửu trong vịnh bị nứt ra. Điều này khiến chúng tôi phải nghiên cứu về tác động của sự mở rộng diện tích đóng băng dọc bờ biển Đông Nam cực và của những vụ mắc kẹt những tảng băng trôi khổng lồ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.