Thứ hai, 25/11/2024, 06:49:51 AM (GMT+7)

Viện trợ biến đổi khí hậu: Các nước đang phát triển bị ‘ăn quả lừa’ 30 tỷ USD

(18:04:01 PM 30/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Một báo cáo của Oxfam được công bố một ngày trước khi diễn ra cuộc thương lượng về khí hậu toàn cầu ở Doha cho rằng các nước giàu cơ bản đã lừa các nước đang phát triển một khoản tiền trị giá 30 tỷ USD trong các quỹ biến đổi khí hậu mà họ hứa chuyển cho các nước nghèo trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012.

 

bien[-]doi[-]khi[-]hau
Biến đổi khí hậu thúc đẩy quá trình sa mạc hóa đất trồng trọt.  Ảnh 123rf.com

 


Năm 2009, các nước giàu đã hứa cung cấp tài chính trị giá 30 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và một khoản tiền trị giá 100 tỷ USD/năm bắt đầu từ năm 2020. Số tiền đó là khoàn tiền đền bù vì đã các nước giàu vốn là thủ phạm chính dẫn đến  biến đổi khí hậu.

Số tiền đó dự định chuyển cho các nước nghèo nhất để thích nghi với biến đổi khí hậu. Lẽ ra, số tiền đó thuộc về quỹ mới và bổ sung cho viện trợ phát triển cho nước ngoài (ODA) mà các nước giàu đang cung cấp. Số tiền đó chủ yếu giúp cho các nước nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu  và được sử dụng một cách linh hoạt theo các chương trình ưu tiên.

Nghiên cứu Oxfam cho thấy các nước phát triển đã lừa dối thế giới, chủ yếu cung cấp các khoản cho vay hoặc biến những hứa hẹn cung cấp tài  chính chống biến đổi khí hậu  thành một phần của những cam kết về ODA.

Cho đến nay,  chỉ có một phần ba số tiền hứa hẹn là những khoàn tiền mới và chỉ có 24% trong số đó là tiền cam kết ngoài những khoản hứa hẹn viện trợ hiện hành. Chỉ có 43% số tiền này trở thành các khoản tiền viện trợ không hoàn lại, phần còn lại được chi như các khoản cho vay trong đó các nước phát triển nhận lại lãi suất. Và chỉ có 21% số tiền này được chi cho thích nghi với biến đổi khí hậu.

 Khi công bố báo cáo nói trên, Oxfam nhận xét: “Điều này cho thấy rất nhiều khoản đóng góp cho đến nay mang tính ‘khởi đầu tồi’ hơn là khởi đầu nhanh. Các nước phát triển vẫn chưa có những cam kết tài chính cụ thể nào cho giai đoạn từ 2013 đến 2020. Nghiên cứu của Oxfam cho rằng mức độ cam kết tài chính công liên quan đến biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ giảm trong năm 2013 so với trong ba năm gần đây. Ngay trong thời điểm nguồn tài chính cần phải được đẩy lên để đạt mức 100 tỷ USD/năm, theo những hứa hẹn ở Copenhagen, thì các nước giầu lại rút bớt khoản tiền đã cam kết.”

Các nước giàu muốn các khoản đầu tư tư nhân là giải pháp chủ yếu, nhưng các nước đang phát triển lại muốn các quỹ công là nguồn tài chính chủ đạo, giúp thu hút đầu tư tư nhân vào chế tạo năng lượng sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên tình trạng tài chính tiếp tục ốm yếu tại các nước phát triển sẽ trở thành cái cớ thường được dùng để trốn tránh trách nhiệm.

Phạm Ngọc Uyển/ DV (Theo Economic Times)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Viện trợ biến đổi khí hậu: Các nước đang phát triển bị ‘ăn quả lừa’ 30 tỷ USD

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI