Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Biến đổi khí hậu thúc đẩy quá trình sa mạc hóa đất trồng trọt. Ảnh 123rf.com |
Năm 2009, các nước giàu đã hứa cung cấp tài chính trị giá 30 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và một khoản tiền trị giá 100 tỷ USD/năm bắt đầu từ năm 2020. Số tiền đó là khoàn tiền đền bù vì đã các nước giàu vốn là thủ phạm chính dẫn đến biến đổi khí hậu.
Số tiền đó dự định chuyển cho các nước nghèo nhất để thích nghi với biến đổi khí hậu. Lẽ ra, số tiền đó thuộc về quỹ mới và bổ sung cho viện trợ phát triển cho nước ngoài (ODA) mà các nước giàu đang cung cấp. Số tiền đó chủ yếu giúp cho các nước nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu và được sử dụng một cách linh hoạt theo các chương trình ưu tiên.
Nghiên cứu Oxfam cho thấy các nước phát triển đã lừa dối thế giới, chủ yếu cung cấp các khoản cho vay hoặc biến những hứa hẹn cung cấp tài chính chống biến đổi khí hậu thành một phần của những cam kết về ODA.
Cho đến nay, chỉ có một phần ba số tiền hứa hẹn là những khoàn tiền mới và chỉ có 24% trong số đó là tiền cam kết ngoài những khoản hứa hẹn viện trợ hiện hành. Chỉ có 43% số tiền này trở thành các khoản tiền viện trợ không hoàn lại, phần còn lại được chi như các khoản cho vay trong đó các nước phát triển nhận lại lãi suất. Và chỉ có 21% số tiền này được chi cho thích nghi với biến đổi khí hậu.
Khi công bố báo cáo nói trên, Oxfam nhận xét: “Điều này cho thấy rất nhiều khoản đóng góp cho đến nay mang tính ‘khởi đầu tồi’ hơn là khởi đầu nhanh. Các nước phát triển vẫn chưa có những cam kết tài chính cụ thể nào cho giai đoạn từ 2013 đến 2020. Nghiên cứu của Oxfam cho rằng mức độ cam kết tài chính công liên quan đến biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ giảm trong năm 2013 so với trong ba năm gần đây. Ngay trong thời điểm nguồn tài chính cần phải được đẩy lên để đạt mức 100 tỷ USD/năm, theo những hứa hẹn ở Copenhagen, thì các nước giầu lại rút bớt khoản tiền đã cam kết.”
Các nước giàu muốn các khoản đầu tư tư nhân là giải pháp chủ yếu, nhưng các nước đang phát triển lại muốn các quỹ công là nguồn tài chính chủ đạo, giúp thu hút đầu tư tư nhân vào chế tạo năng lượng sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên tình trạng tài chính tiếp tục ốm yếu tại các nước phát triển sẽ trở thành cái cớ thường được dùng để trốn tránh trách nhiệm.