Thứ sáu, 29/11/2024, 10:31:56 AM (GMT+7)

Quảng Nam thực hiện nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

(08:54:45 AM 22/12/2017)
(Tin Môi Trường) - Năm 2018, tỉnh Quảng Nam triển khai nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn.

Quảng[-]Nam[-]thực[-]hiện[-]nhiều[-]giải[-]pháp[-]ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]

Quảng Nam thực hiện nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu -Ảnh minh hoạ: IE

 

Theo đó, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nhằm cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với tình hình hiện nay; tiếp tục thực hiện hoàn thành các sản phẩm, đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu để các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng, nhằm phục vụ cho việc xây dựng chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh thực hiện hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng dự án “Trồng và phục hồi dừa nước ven biển Cẩm Thanh” nhằm tái tạo, phục hồi phát triển rừng dừa nước kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An; triển khai các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Quảng Nam tích cực vận động các nguồn tài trợ để thực hiện các dự án trồng và khôi phục rừng ngập mặn, nạo vét lòng sông, đê biển, kè biển, nhà cộng đồng tránh bão, đường tránh lũ…; triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh… 

 
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Quảng Nam là địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. Tỉnh đã chủ động đề ra các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu là một lĩnh vực mới, nguồn lực phục vụ cho lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn; việc đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng cũng như mục tiêu đề ra. Trong thời gian tới, Quảng Nam tiếp tục phổ biến, tuyên truyền đến sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt vùng sâu vùng xa về các kiến thức ứng phó biến đổi khí hậu; triển khai các biện pháp thích ứng, phòng tránh, giảm nhẹ tác động và rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra. 
 
Trong năm 2017, Quảng Nam đã triển khai một số dự án, công trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu như: xây dựng kè bảo vệ đô thị cổ Hội An; trồng và phục hồi rừng đưa nước Cẩm Thanh, Hội An; dự án phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Hội An…
Nguyễn Sơn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Nam thực hiện nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI