Thứ bảy, 18/01/2025, 12:21:07 PM (GMT+7)

Ô nhiễm gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo hạn chế ra ngoài

(14:52:23 PM 01/10/2019)
(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm không khí gia tăng, bụi mịn ở mức cao, Bộ Tài nguyên - môi trường vừa khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài.

Ô[-]nhiễm[-]gia[-]tăng,[-]Bộ[-]Tài[-]nguyên[-]-[-]môi[-]trường[-]khuyến[-]cáo[-]hạn[-]chế[-]ra[-]ngoài

Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài. Trường hợp có nhu cầu cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính mắt - Ảnh: NAM TRẦN

 
Ô nhiễm khủng khiếp
 
Sáng 1-10, ông Nguyễn Văn Tài - tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) - đã có lý giải chính thức về đợt ô nhiễm không khí kéo dài ở hai thành phố Hà Nội, TP.HCM.
 
Theo đó, trong hơn hai tuần qua, chất lượng không khí liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5, vượt ngưỡng cho phép so với quy chuẩn quốc gia.
 
Dẫn chứng số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Tài cho biết nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng gia tăng từ ngày 12 đến ngày 17-9, sau đó giảm từ ngày 18 đến 22-9 và tăng cao trở lại, duy trì liên tiếp trong các ngày từ 23 đến 29-9.
 
"Trong các ngày từ 15 đến 17-9 và từ ngày 23 đến 29-9 có đến trên 75% giá trị bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ của các trạm vượt quy chuẩn quốc gia. Đặc biệt, trong các ngày từ 25 đến 29-9, toàn bộ các trạm đều có giá trị bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quy chuẩn quốc gia" - ông Tài cho biết.
 
Các khoảng thời gian ghi nhận giá trị bụi mịn PM2.5 tăng và duy trì ở mức cao thường vào thời điểm đêm và sáng sớm. Chỉ số chất lượng không khí trong khoảng thời gian này cũng ở mức kém, thậm chí có những giờ lên đến mức xấu.
 
Đặc biệt, trong các ngày liên tiếp từ 25 đến 30-9, ghi nhận ở một số trạm quan trắc chất lượng không khí cho thấy chỉ số chất lượng không khí vượt ngưỡng 200, ở mức xấu, nguy hại tới sức khỏe.
 
Tuy nhiên, chất lượng không khí xuống ngưỡng xấu chỉ có tính thời điểm và chỉ có ở một vài vị trí như khu vực các trạm đo Hoàn Kiếm, Thành Công, Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Đại sứ quán Mỹ và điểm quan trắc 556 Nguyễn Văn Cừ.
 
Riêng từ ngày 27 đến 30-9 là "những ngày có nhiều trạm và nhiều giờ quan trắc chỉ số chất lượng không khí xấu nhất" tính trong khoảng từ ngày 12 đến 30-9.
 
Nhận định sơ bộ nguyên nhân bụi mịn PM2.5 tăng cao, theo ông Tài, do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt vào sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp.
 
Ngoài ra, từ ngày 21 đến 30-9, Hà Nội không có mưa - đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí ở Hà Nội cao đột biến.
 
Khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài
 
Trước diễn biến ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố kéo dài liên tục trong những ngày qua, thậm chí nhiều ngày chất lượng không khí đã suy giảm xuống ngưỡng xấu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, Tổng cục Môi trường nhận định tình trạng ô nhiễm còn tiếp diễn trong những ngày tới.
 
Ông Tài cho rằng khoảng thời gian này và những ngày tiếp theo, với đặc điểm thời tiết giao mùa, ban ngày nắng khá mạnh, hanh khô, ban đêm nhiệt độ không khí mặt đất khá thấp, hiện tượng nghịch nhiệt vẫn có thể tiếp diễn. Vì vậy, nồng độ bụi mịn PM2.5 có thể vẫn ở mức cao tại một số thời điểm trong ngày, đặc biệt là buổi đêm và sáng sớm.
 
Ông Tài khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời. Trường hợp có nhu cầu cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính mắt.
 
TP.HCM: Chất lượng không khí diễn biến theo chiều hướng xấu
 
Còn tại TP.HCM, ông Tài cũng cho biết tháng 9 cũng là thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí cũng như làm xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa.
 
Vì vậy, chất lượng không khí tại TP.HCM cũng có những diễn biến theo chiều hướng xấu.
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo hạn chế ra ngoài

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI