Khí hậu
Nhìn lại một năm biến động của thời tiết Việt Nam
(11:26:54 AM 21/12/2015)Năm 2015, là năm biến động thời tiết với đầy đủ các hiện tượng: mưa, bão, lũ, dông lốc, nắng nóng, hạn hán kéo dài, rét đậm rét hại, El nino, xâm ngập mặn…
Hạn hán ở Ninh Thuận
Về mưa, năm 2015 trên phạm vi toàn quốc đã xảy ra 23 đợt mưa lớn diện rộng, ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và ít hơn so với năm 2014. Trong năm đã xảy ra đến 3 đợt mưa lớn diện rộng trái mùa xảy ra vào 9-11/1 và 4-5/12 trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ; đợt mưa từ 24-28/3 trên khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Trong các tháng mùa mưa bão, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn TBNN, ngoại trừ khu đông bắc và một số nơi ở phía tây bắc Bắc Bộ.
Trong tháng 7, hiện tượng mưa lớn, kéo dài, diễn biến thất thường ở Bắc Bộ phổ biến 200-500mm, đặc biệt lớn ở Quảng Ninh Bãi Cháy và Cô Tô kéo dài từ 23/07 – 04/08/2015 có tổng lượng mưa ngày lớn nhất và tổng lượng mưa cả đợt lớn nhất trong 50 năm qua. Mưa lớn kéo dài dân đến lũ quét, sạt lở đất làm 23 người chết, 07 người mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, thiệt hại vật chất ước tính lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.
Hiện tượng mưa kèm theo giông lốc mạnh cũng xuất hiện, điển hình là ở Hà Nội vào chiều 13/06, một cơn mưa dông kèm theo gió giật mạnh khiến trên 500 cây xanh trên đường ngã đổ. Hai người bị cây ngã đè chết, 10 người bị thương, gây ách tắc giao thông trong thời gian dài.
Về bão, năm 2015 tính đến nay đã có 27 cơn (TBNN~26 cơn). Tuy nhiên, lượng bão ảnh hưởng trực tiếp vào đất liền năm nay ít hơn hẳn so với TBNN và năm 2014. Có 5 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, đáng mừng chỉ có 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (bão số 1 KUJIRA 19-25/6 đổ bộ vào Quảng Ninh–Hải Phòng. Bão số 3 VAMCO 13-15/9 đổ bộ Quảng Nam -Quảng Ngãi). Tuy nhiên, các cơn bão cũng gây một số thiệt hại đáng kể về người và của.
Nếu số lượng cơn bão năm nay ít hơn so với mọi năm thì tuy nhiên về lũ lại có diễn biễn phức tạp và khắc nghiệt hơn hẳn. Xuất hiện nhiều lũ trái mùa và thất thường.
Tại khu vực Bắc Bộ, lũ trái mùa xuất hiện trên các sông Bắc Bộ như sông Đà, sông Gâm, Thao và Kỳ Cùng vào tháng 01, 11, 12/2015. Xảy ra lũ lớn tại thượng lưu sông Mã (Xã Là) và lũ đặc biệt lớn (sau lũ lịch sử năm 1975), sông Thương tại Phủ Lạng Thương và sông Lục Nam tại Lục Nam - trên báo động (BĐ) 3.
Lũ lớn đã gây ngập lụt Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Điện Biên, Phú Thọ, thành phố Thái Bình, Nam Định, Hải Dương (từ ngày 23/7-4/8); Hòa Bình (ngày 18-19/9) và Hà Nội ngày 22/9.
Tại Trung Bộ và Tây Nguyên, lũ trái mùa đã xuất hiện trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi trong tháng 03/2015. Đỉnh lũ trên các sông đã đạt mức lịch sử cùng thời kỳ. Lũ bất thường xảy ra đúng vào mùa thu hoạch vụ tại Quảng Ngãi đã khiến hơn 400 hộ dân bị cô lập và khiến hàng ngàn nông dân mất trắng hoa màu, tài sản.
Ngập lụt ở Quảng Ninh
Về lũ quét, sạt lở đất năm 2015 xảy ra ít hơn so với năm 2014 và những năm gần đây. Thế nhưng mỗi lần xảy ra sạt lở vẫn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đây vẫn là vấn đề nằm trong báo động đỏ. Năm 2015, chủ yếu xảy ra ở khu vực phía Bắc. Trong đó, liên tiếp xảy ra tại các tháng mùa mưa ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai (từ 24-25/6). Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng (từ ngày 23/7-4/8). Sơn La (ngày 04/09) Hà Giang ngày 07/09, xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở với hàng ngàn m3 đất, đá tràn xuống đường gây ách tắc nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.
Về hình thái thời tiết, trong các tháng đầu năm 2015 đã xảy ra 3 đợt rét đậm. Đợt rét đậm, rét hại dài nhất là từ ngày 09-15/1/2015 đã xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tính đến ngày 16/12 năm 2015, đã xảy ra có 22 đợt KKL (bao gồm 15 đợt gió mùa Đông Bắc và 7 đợt KKL tăng cường) ảnh hưởng đến nước ta, ít hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Trong số các đợt rét đậm, rét hại vừa qua, chưa ghi nhận được kỷ lục mới về nhiệt độ tối thấp tuy nhiên nhiệt độ thấp nhất ở Sapa (Lào Cai) ở mức 1,6oC; Sìn Hồ (Lai Châu) -0,3oC; Đồng Văn 1,8oC và tại Yên Bái đã xuất hiện băng giá.
Rét khắc nghiệt là thế nhưng đến khi nắng nóng xảy ra cũng rất gay gắt. Năm 2015, Trên phạm vi toàn quốc đã xảy ra 17 đợt nắng nóng và các đợt nắng nóng trong năm nay đã xuất hiện nhiều kỷ lục: đợt nắng nóng kéo dài lâu nhất, nhiều cực trị trong quá khứ bị phá vỡ. Nền nhiệt độ hầu hết các tháng đều phổ biến cao hơn TBNN. Đặc biệt liên tiếp trong ba tháng 5, 6 và 7/2015 các đợt nắng nóng đã xuất hiện nhiều giá trị nhiệt độ vượt lịch sử tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Điển hình là hạn hán tại Ninh Thuận. Nắng nóng, hạn hán kéo dài đã tấn công 7/7 huyện, thành phố của Ninh Thuận, trong đó có 4 huyện trong tình trạng khốc liệt. Đã có trên 50.000 người dân bị thiếu đói, thiếu nước uống; hàng trăm ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; hàng chục ngàn gia súc thiếu nước uống, trong đó gần 500 con bị chết do suy kiệt; hơn 2.000 ha đất phải tạm ngừng sản xuất…
Tình trạng xâm nhập mặn trong tháng 1/2015: độ mặn tại hầu hết các trạm ở mức lớn hơn so với cùng kỳ năm 2014 và TBNN. Độ mặn cao nhất tại vùng cửa sông Cửu Long xuất hiện vào nửa đầu tháng 4/2015.
Có thể nói năm 2015, với những hiện tượng khí hậu, hình thái thời tiết diễn biến phức tạp như vậy, thì năm 2016 và các năm sau Việt Nam sẽ còn phải chuẩn bị tâm lý, sức người, sức của để ứng phó với nhiều hiện tượng biến đổi khí hậu đáng lo ngại hơn nữa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).