Thứ sáu, 22/11/2024, 02:12:13 AM (GMT+7)

Lo ngại về tổn thất Thiên nhiên khi làn sóng “thức tỉnh về sinh thái" trên toàn cầu ngày càng lớn

(20:36:20 PM 20/05/2021)
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu toàn cầu do WWF uỷ quyền cho đơn vị Economist Intelligence Unit (EIU) của The Economist Group thực hiện, cho thấy mối quan tâm của công chúng đối với thiên nhiên đã tăng lên rõ rệt (16%) trong năm năm qua và tiếp tục gia tăng trong đại dịch COVID -19.
ia[-]tăng[-]lo[-]ngại[-]về[-]tổn[-]thất[-]Thiên[-]nhiên[-]khi[-]làn[-]sóng[-]“thức[-]tỉnh[-]về[-]sinh[-]thái"[-]trên[-]toàn[-]cầu[-]ngày[-]càng[-]lớn
Ảnh: panda.org 
 
Các số liệu này được công bố trước Ngày Quốc tế về Đa dạng Sinh học (22 tháng 5) của Liên Hiệp Quốc, ngày được lựa chọn để tăng cường hiểu biết và nhận thức công chúng về các vấn đề đa dạng sinh học.
 
Mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi, ngày càng nhận thức rõ hơn về cuộc khủng hoảng môi trường của hành tinh. Điều này đã tác động đến hành vi của họ, đặc biệt trong bối cảnh một làn sóng mà WWF gọi là “sự thức tỉnh về sinh thái" ngày càng lớn mạnh. Xu thế hiện nay cũng cho thấy hành vi của các cá nhân và người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các mối lo âu này và họ yêu cầu có những hành động quyết liệt để giải quyết mất mát thiên nhiên và đa dạng sinh học. 
 
Báo cáo “Sự thức tỉnh về sinh thái: Đo lường nhận thức toàn cầu, sự tham gia và hành động vì thiên nhiên” cho thấy các hoạt động về môi trường bùng nổ trên các phương tiện trực tuyến. Trong 4 năm qua, lượt đề cập về các vấn đề môi trường trên mạng xã hội Twitter [2] tăng đến 65% trong đó chủ đề thiên nhiên và đa dạng sinh học tăng từ 30 triệu lên 50 triệu lượt được đề cập. Nhiều cá nhân, đơn vị có sức ảnh hưởng như các nhà lãnh đạo tinh thần, chính trị gia và các tổ chức truyền thông, tin tức và những người nổi tiếng, đã lên tiếng vì thiên nhiên, bao gồm Giáo hoàng, BBC và The New York Times, với các bài đăng trên mạng xã hội có lượt tiếp cận tới hơn 1 tỷ khán giả trên toàn thế giới.
 
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng đang gia tăng sự quan tâm tới thiên nhiên qua các từ khoá tìm kiếm liên quan tới chủ đề này trên google [3], đặc biệt tại các quốc gia châu Á và châu Mỹ Latinh như Indonesia (tăng 53%) và Ấn Độ (tăng 190%) [4]. Ngoài ra, ngày càng nhiều người nhận ra mất mát về thiên nhiên là một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng [5], cụ thể 96% người dân sinh sống tại châu Mỹ Latinh đồng ý với điều này khi được khảo sát (khu vực có tỉ lệ cao nhất). Sự thay đổi này từ cộng đồng phản ánh một thực tế đáng suy ngẫm, vì người dân ở các khu vực đang phát triển đang phải qua nhiều tác động tàn khốc từ những mất mát của thiên nhiên hơn những nơi khác.
 
Trải qua một kỷ nguyên của việc tuần hành phản đối và nêu kiến nghị, giờ đây ngày càng nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới đang thay đổi hành vi của mình như điều chỉnh thói quen mua hàng - chỉ mua những gì phù hợp với giá trị và nhu cầu của họ. Phân tích cho thấy kết quả tìm kiếm về những sản phẩm bền vững tăng đáng kinh ngạc - 71% kể từ năm 2016 [6], phổ biến tại các quốc gia có thu nhập cao, như Anh, Mỹ, Đức, Úc và Canada. Tuy nhiên, xu thế này không chỉ có ở những nền kinh tế trên mà còn xuất hiện và gia tăng tại các nền kinh tế mới nổi hoặc các quốc gia đang phát triển như Indonesia (24%) và Ecuador (120%). Áp lực này đang buộc các tập đoàn sản xuất phải hồi đáp lại bằng hành động, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang và thực phẩm.
 
Kể từ năm 2016, hơn 159 triệu chữ ký cho các chiến dịch liên quan đến đa dạng sinh học đã được thu thập [7], cùng với đó là sự gia tăng về mức độ và tần suất của các cuộc biểu tình trên toàn thế giới nhằm yêu cầu các nhà ra quyết định có những hành động quyết liệt vì hành tinh và thế hệ tương lai, trong bối cảnh các phong trào bảo tồn thiên nhiên ngày càng lớn.
 
Tuy nhiên, bất chấp tốc độ tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên cũng như mối đe doạ của sự tàn phá này đối với nền kinh tế toàn cầu và sức khoẻ của con người, thiên nhiên hiếm khi là một chủ đề được ưu tiên trong các chương trình nghị sự toàn cầu: 
 
“Giới khoa học và kinh tế học đã hiểu rõ. Công chúng đã nhận thức rõ. Và - các giải pháp cũng đã rõ ràng. Cả cộng đồng và xã hội đang cùng ủng hộ quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế và phát triển bền vững trong đó coi việc bảo vệ thiên nhiên là nghĩa vụ đạo đức, đền đáp cho sự sống mà trái đất mang lại cũng như những dịch vụ quan trọng mà hành tinh này cung cấp cho nền kinh tế, phúc lợi, sức khỏe và an ninh của chúng ta. Đây thực sự là một "sự thức tỉnh về sinh thái" mang tính lịch sử và là cơ hội để cân bằng lại mối quan hệ của con người với thiên nhiên”, Marco Lambertini, Tổng giám đốc WWF Quốc tế cho biết.
 
Mất mát về thiên nhiên đang làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của nhân loại trước đại dịch, làm suy yếu các nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu và đe dọa sinh kế. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ đưa ra các quyết sách quan trọng vào cuối năm nay [8] về vấn đề khí hậu và môi trường. Những quyết định này có thể là một cơ hội quan trọng để đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học, đảm bảo thiên nhiên được phục hồi trong thập kỷ này, hỗ trợ hành động khí hậu và các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lo ngại về tổn thất Thiên nhiên khi làn sóng “thức tỉnh về sinh thái" trên toàn cầu ngày càng lớn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI