Thứ hai, 25/11/2024, 18:44:21 PM (GMT+7)

Indonesia hứng chịu 60 trận lụt lớn trong thập kỷ qua Tin ảnh

(08:20:50 AM 13/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Mưa lớn kéo dài năm ngày trong tuần qua đã làm ngập hàng nghìn ngôi nhà, ảnh hưởng đến đến cuộc sống của hàng chục nghìn người dân và gây thiệt hại lớn về tài sản tại 10 huyện thuộc tỉnh miền Bắc Aceh của Indonesia.

Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), với trận lụt nói trên, đất nước “Vạn đảo” đã phải gánh chịu tới 60 trận lụt lớn trong vòng một thập kỷ qua và trở thành một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các thảm họa thiên tai ở Đông Nam Á.

Hội thảo chuyên đề quốc tế mới đây về lũ lụt ở Indonesia do Indonesia và Hà Lan phối hợp tổ chức cho biết, theo các nghiên cứu thì lũ lụt thường xảy ra ở những vùng đất trũng và đồng bằng có độ cao thấp hơn mực nước biển từ 100m trở xuống.

 


Cảnh ngập lụt tại một ngôi làng ở Nam Jakarta hồi tháng 3. (Nguồn: AFP/TTXVN)



Biến đổi khí hậu đã khiến tần suất và cường độ của lũ lụt có chiều hướng gia tăng, thông qua tác động của mực nước biển dâng và thủy triều, xói lở bờ biển, lưu lượng nước trên các con sông gia tăng, lún đất, chất thải, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và nạn phá rừng.

Chuyên gia Nurhamidah, hiện đang theo đuổi bằng tiến sỹ tại Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan, cho biết bên cạnh lượng mưa cao, tới 3.000 mm/năm, một yếu tố tự nhiên góp phần gây ra lũ lụt ở Indonesia là cấu trúc chứa than bùn của đất, phần lớn được tìm thấy ở các khu vực ven biển, nhất là ở Đông Nam Sumatra, Kalimantan và Papua.

Theo bà Nurhamidah, đất than bùn là đất yếu rất dễ bị lún tạo ra các vùng đất trũng. Một dẫn chứng là khu vực Bắc Jakarta hiện thấp hơn mực nước biển tới 3m, có nơi tới 4m và đang lún dần hàng năm, chủ yếu do nền đất yếu và tình trạng xây dựng, phát triển của thủ đô.

Bà Nurhamidah cho rằng để đối phó với lũ lụt cần nâng cao hiệu quả quản lý lũ lụt về mặt cấu trúc, được thực hiện thông qua bình thường hóa chức năng đất, nạo vét và xây dựng hệ thống thủy lợi; và phi cấu trúc, bao gồm những vấn đề liên quan đến con người, trong đó có việc nâng cao nhận thức và thực thi pháp luật của người dân trên tất cả các lĩnh vực liện quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Indonesia hứng chịu 60 trận lụt lớn trong thập kỷ qua

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI